X

6 cách thiết kế không gian thoáng đãng phòng ngừa virus gây bệnh

Không gian nhà ở đóng vai trò quan trọng, tạo nên môi trường sống trong lành, an toàn cho con người. Thiết kế nhà ở ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các thành viên, không gian cần đảm bảo sự lưu thông không khí tốt, đặc biệt trong thời điểm mùa dịch, virus và các biến thể của chúng tồn tại trong không khí.

Thiết kế nhà ở thoáng đãng giúp phòng ngừa sự lây lan của virus trong không khí hiệu quả. Vậy gia chủ nên thiết kế nhà như thế nào, làm sao để đảm bảo sự thoáng đãng và lưu thông không khí tốt? Chia sẻ 6 cách dưới đây sẽ là gợi ý cho gia chủ trong thiết kế xây dựng nhà đẹp, thông thoáng.

1. Thiết kế giếng trời

Giếng trời mang lại khoảng không ánh sáng thông thoáng cho các kiến trúc nhà phố, nhà ở nhỏ hẹp. Gia chủ muốn thiết kế không gian nhà ở thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng và tăng cường đối lưu không khí tốt thì không thể bỏ quan phần giếng trời.

Giếng trời được thiết kế thông minh để lấy ánh sáng và không khí từ bên ngoài vào nhà ở mà không bị mưa hay gió hắt. Phần giếng trời thường kết hợp với hành lang, cầu thang… để dẫn không khí lưu thông trong nhà. Ánh sáng từ giếng trời giúp căn nhà trở nên thoáng đãng, có đủ ánh sáng tự nhiên, tránh không gian bí bách, u tối.

> Có thể bạn quan tâm: Điểm danh 4 nguy cơ khi thiết kế giếng trời cho nhà ở và cách xử lý

2. Sử dụng vật liệu cửa và vách kính

Vật liệu kính trong xây dựng được ứng dụng khá nhiều vì mang lại sự thông thoáng cho các không gian hẹp. Kính có đặc trưng là độ xuyên sáng cao, cung cấp ánh sáng tự nhiên ấm áp sẽ tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn trong những không gian hẹp, giúp môi trường sống sạch và an toàn hơn.

Kính vật liệu xuất hiện trong các thiết kế thay thế cho cửa sổ gỗ, tường bê tông chắn sáng. Nhà ở tiết kiệm năng lượng, mang lại sự dễ chịu thoải mái cho con người sinh sống và làm việc bên trong. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý, dán kính cách nhiệt để hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng hấp thụ nhiệt, ảnh hưởng đến không gian.

3. Thiết kế khoảng thông tầng

Thông tầng là chi tiết quan trọng trong thiết kế nhà phố từ 2 tầng trở lên, giúp không khí và gió có thể lưu thông, làm mới trong không gian hẹp, nhiều tầng. Khoảng thông tầng là sự kết nối, khoảng không giữa tầng 1 và tầng 2, dẫn dắt luồng khí lưu thông hiệu quả giữa các tầng với nhau. 

Sự đối lưu luồng gió sẽ giúp nhà ở thoáng mát, không khí tươi mới tốt cho sức khỏe con người. Không khí sẽ được làm mới liên tục, từ đó hạn chế sự hình thành và tích tụ vi khuẩn, virus gây bệnh.

Thiết kế khoảng thông tầng mang đến cảm giác không gian nhà ở nên rộng rãi hơn, góc quan sát rộng. Đồng thời thông tầng là vách ngăn tự nhiên giữa các tầng, các phòng mà không cần xây dựng vách ngăn bê tông hay vách gỗ.

4. Thiết kế phòng khách thông với nhà bếp

Nhà phố, chung cư thường hạn chế về không gian, các vách ngăn khiến không gian trở nên nhỏ hẹp, bí bách hơn. Thiết kế nhà ở thông thoáng bằng cách kết nối nhà bếp và phòng khách, loại bỏ vách ngăn sẽ giúp không gian trở nên thoáng khí, rộng rãi hơn rất nhiều.

Lưu ý, khi loại bỏ các vách ngăn, gia chủ cần lắp thêm quạt hút mùi, để hạn chế sự ám mùi thức ăn nhà bếp ra không gian phòng khách.

5. Thiết kế hành lang hút gió

Thiết kế hành lang, cầu thang thông minh với sự bài trí phù hợp sẽ giúp không gian hút gió, luồng gió được lưu thông tốt hơn so với thông thường. Hành lang sẽ là nơi dẫn khí đi khắp nhà ở, đến các căn phòng, gia chủ cần tính toán sắp xếp cửa thông gió, cửa sổ và cầu thang phù hợp, tạo sự hút gió tự nhiên.

Hành lang không được đối diện với cửa chính ra vào, cửa phòng ngủ… nên thiết kế nhà ởsắp xếp vị trí cửa phù hợp để không ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở.

6. Thiết kế hệ thống cửa thông gió

Cửa thông gió đóng vai trò quan trọng, kết hợp với cửa chính, cửa sổ và cửa thông phòng… để lưu thông không khí trong nhà ở. Gia chủ cần tính toán đến vị trí cửa thông gió phù hợp với vị trí hành lang, cửa thông tầng để đảm bảo hệ thống dẫn khí hiệu quả.

Kích thước cửa thông gió vừa phải để không tạo ra luồng gió quá mạnh hay quá nhẹ. Vị trí đặt cửa thông gió thường ở phía trên cao giúp lưu thông khô khí hiệu quả. Đồng thời lưu ý, không nên đặt các cửa đối diện nhau, không tốt cho phong thủy, ảnh hưởng đến sự lưu thông năng lượng trong không gian.

Xanh dựng và thiết kế kiến trúc nhà xanh cần được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo sự thông thoáng cho không gian. Sự kết nối, lưu thông không khí tự nhiên, ánh sáng mặt trời giúp không gian trở nên thoáng đãng, sạch sẽ hơn. Không khí được làm mới thường xuyên, ánh sáng đủ để tiêu diệt virus vi khuẩn trong không gian. Gia chủ cần cân nhắc các gợi ý trên để thiết kế nhà ở thoáng đãng, mát mẻ và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, bảo vệ sức khỏe các thành viên.

>> Xem thêm bài viết:

Các thiết bị trong nhà kính sẽ ra sao vào các mùa?

Thiết kế nhà ở gia đình đảm bảo tiêu chuẩn cường ánh sáng