Cập nhất mới nhất, những ngày cuối năm 2020 chỉ số tia UV đạt ngưỡng nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe của người dân, đặc biệt TP.HCM nằm trong TOP các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chất lượng không khí hiện tại ở TP.HCM ra sao?
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nên thu hút số lượng lớn người dân từ các vùng khác đến để làm việc và sinh sồng. Theo báo cáo từ chính phủ:
Giai đoạn từ 2009-2019, TPHCM tăng thêm 1,8 triệu người, là thành phố đông dân nhất, chiếm tỷ trọng 9,35% dân số cả nước và 50,44% dân số vùng Đông Nam Bộ, đặt ra những áp lực không nhỏ về các vấn đề nhà ở, an sinh xã hội, môi trường…
Trong đó, vấn đề đang được cảnh báo nhiều nhất chính là ô nhiễm môi trường và chất lượng không khí ngày càng xấu, tia UV đạt ngưỡng cao. Theo đo lường chỉ số chất lượng không khí AQI của TP.HCM đạt mức TRUNG BÌNH ( căn theo thang đo quốc tế), nhiều khu vực nằm trong ngưỡng không trong lành, thậm chí rất xấu.
Bầu trời TP.HCM phủ đầy sương mù, nhiều người di chuyển trên đường trong không khí đặc quánh, ngột ngạt. Các tuyến đường chính hướng về trung tâm TP như Trường Chinh, Cộng Hòa, CMT8, Quang Trung, Nam Kỳ Khởi Nghĩa…cũng phủ đầy sương.
Hơn 7 giờ sáng, sương mù tan dần nhưng chất lượng không khí vẫn không cải thiện và kéo dài tình trạng ô nhiễm. Đến trưa là thời điểm mà chỉ số UV được báo đài thông báo đạt mức nguy hại cao, hạn chế ra đường khi không có việc cần thiết.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại tiềm năng trong tháng 12 cuối năm 2020, đặc biệt là các ngày 4-6/12. Trong đó, thang đo tia UV từ 1 đến 11+
Chỉ số UV dao động từ 0 - 2 được xem là thấp, chỉ số UV từ 8 - 10 có thời gian gây bỏng là 25 phút, đối với chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ; chỉ số tia cực tím ở mức 12 là mức nguy hiểm cực độ - Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA)
Đáng chú ý, cập nhật đến trưa ngày 3/12 tại TP.HCM, cường độ UV (tia cực tím) cao ở mức 7 và được dự báo tiếp tục đạt ngưỡng cực điểm từ 9-11, NÓNG 34-37 độ trong các ngày tới.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cao tại TP.HCM là gì?
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong thành phố là do hệ thống giao thông. Hàng ngày có hàng triệu ô tô và xe máy làm tắc nghẽn đường phố của thành phố. Nhiều phương tiện trong số này đã cũ và do đó không tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải. Có một hệ thống giao thông công cộng, nhưng những phương tiện này hoạt động quá cũ kỹ cũng bốc ra khói đen dày đặc. Tuy nhiên, có một số phương tiện mới hơn đang bắt đầu xuất hiện.
Một yếu tố khác góp phần vào chất lượng không khí kém là số lượng lớn công trình xây dựng đang được tiến hành. Việc phá dỡ tòa nhà cũ tạo ra một lượng bụi khổng lồ và khi công trình mới bắt đầu, bột xi măng trở thành một vấn đề.
Nhiều hộ gia đình sử dụng bếp than củi, chi phí vận hành rẻ nên rất phổ biến. Nhiều nhà hàng phục vụ các bữa ăn theo phong cách barbeque được nấu trên bếp lửa, được đốt bằng than củi. Than tổ ong được nhiều người dân ưa chuộng vì giá thành rẻ.
Ngoài ra, còn vô số các nguyên nhân khác, cộng hưởng lại với nhau kiến tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường sinh sống của người dân tại TP.HCM ngày một tệ hơn.
Tiềm ẩn những ảnh hưởng nguy hại từ tia UV
Do đó, khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng, với tia UV sẽ:
- Làm da bị tổn thương và tăng nguy cơ bị ung thư da: da sẽ bị bỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa. Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã...
- Ảnh hưởng hệ hô hấp: tăng nguy cơ các bệnh về hen suyễn, viêm mũi dị ứng, ung thư phổi,...
- Gây ức chế hệ thống miễn dịch
- Hại cho mắt: tổn hại thị giác như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm...
Các nguy cơ do ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người sẽ được cộng dồn, tích lũy dần trong suốt cuộc đời nên cần bảo vệ tối đa từ khi còn nhỏ, tránh các bệnh khởi phát sau này.
Làm thế nào để bảo vệ trước tia UV tại TP.HCM?
Theo khiến nghị về sức khỏe, để hạn chế tác hại của số tia cực tím và tránh ung thư da mọi người cần lưu ý:
- Đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài
- Người nhảy cảm nên giảm tập thể dục ngoài trời, đi bơi, du lịch biển
- Khi đi ra đường nhớ đeo khẩu trang, mắt kính chống tia UV, mặc đồ dài tay, mũ rộng vành và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao để tránh phơi nhiễm trực tiếp với nắng mặt trời.
- Không ra ngoài khi không thật sự cần thiết, nên trang bị máy lọc không khí, dán phim cách nhiệt ô tô và dán phim cách nhiệt nhà kính để lọc bớt bụi bẩn và cản bớt tia nắng gây hại
Ngoài ra, trong ánh sáng mặt trời cũng chứa tia tử ngoại gây hại không kém. Vậy tia tử ngoại là gì? Có tác hại và ứng dụng như thế nào. Bạn đọc có thể nghiên cứu thêm tại đây: