Động cơ xe hơi thường được mọi người ví von như “trái tim” của chiếc xe để nói về tầm quan trọng của nó. Xe muốn vận hành tốt trên các cung đường thì cần có động cơ. Hiện nay, trên thị trường xe ô tô, động cơ rất phong phú và đa dạng về chủng loại để khách hàng thoải mái lựa chọn.
Vậy thì động cơ xe hơi là gì? Những điều cơ bản cần biết về động cơ dành cho chủ sở hữu xe là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Động cơ xe hơi là gì?
Động cơ xe hơi là thiết bị có chức năng chuyển hóa một dạng năng lượng hoặc nhân tạo thành động năng. Năng lượng ban đầu ở đây có thể là xăng, dầu hoặc các loại khí đốt khác để tạo ra những chuyển động cho chiếc xe.
Về cơ bản, các chuyên gia chia động cơ nhiệt của xe hơi làm hai nhóm là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Cách chia này dựa vào một số yếu tố như thiết kế, số xylanh, nhiên liệu sử dụng, tốc độ động cơ,...
Có 4 loại động cơ phổ biến nhất hiện nay là động cơ xe hơi chạy bằng xăng, động cơ dầu hay được gọi với cái tên diesel, động cơ hybrid và động cơ điện.
Nói thêm về động cơ điện, đây là loại động cơ mới và trong tương lai các hãng sản xuất sẽ đẩy mạnh sản xuất các dòng xe chạy bằng điện để thay thế cho xăng dầu.
2. Những điều cơ bản cần biết về động cơ xe hơi
Nhiều người sẽ hiếu kỳ điều gì sẽ xảy ra trong động cơ ô tô sau khi chiếc nắp capo được đóng lại; hoặc một số khác vận hành xe nhưng sẽ không có thời gian quan tâm nhiều đến động cơ xe. Đây chính là một thiệt thòi lớn khi sở hữu chiếc xe.
Để hiểu về động cơ xe hơi trước hết phải biết về cấu tạo của nó gồm các bộ phận như sau:
- Xy lanh là bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Thường có từ 4, 6, 8, 10, 12 xy lanh thậm chí hơn tùy vào từng loại xe. Xylanh sẽ được bố trí theo các dạng như thẳng hàng, chữ V hoặc đối xứng ngang. Đây còn là nơi các piston chuyển động để xe vận hành trơn tru.
- Bugi là bộ phận đánh lửa giúp đốt cháy nhiên liệu trong khoảng thời gian chính xác. Nó đảm bảo chu kỳ hoạt động của động cơ ô tô diễn ra một cách tốt nhất. Trong trường hợp, xe hơi tắt máy đột ngột thì bạn cần lưu ý thay thế bugi vì có thể nó đã quá cũ.
- Van hay còn gọi xupap có cổng nạp và cổng xả phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo cung cấp nhiên liệu và giúp đẩy khí thải ra ngoài. Lúc nén và đốt các van được đóng kín, các van này hoạt động bình thường nhờ hệ thống trục cam hỗ trợ.
- Trục cam sẽ có các mấu cam ở trên. Khi vận hành, các mấu cam sẽ có vai trò đóng và mở xupap đúng thời điểm. Trục cam chia làm 3 loại tùy vào vị trí được lắp: trục cam đơn, trục cam kép đặt trên nắp xylanh, trục cam đặt trong cacte thân máy.
- Trục khuỷu có chức năng biến đổi chuyển động tịnh tiến của các piston thành chuyển động quay.
- Cacte bao quanh trục khuỷu chứa dầu nhớt có tác dụng bôi trơn động cơ xe.
Ngoài cấu tạo thì nguyên lý hoạt động của ô tô cũng là yếu tố quan trọng mà người điều khiển xe ai cũng phải biết. Vì khi động cơ xe bị yếu hay tắt đột ngột thì ít ra bạn cũng sẽ tìm hiểu được nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng cho động cơ xe hơi.
Nhờ vào xăng dầu, động cơ có thể đốt cháy nhiên liệu trong một không gian khép kín. Từ đây, sức ép không khí giãn nở và một lượng lớn năng lượng sẽ được sinh ra, sẽ có hàng loạt vụ nổ xảy ra mỗi phút trong xilanh động cơ. Các vụ nổ được thực hiện để tạo áp suất lên piston và đẩy piston di chuyển.
Động cơ đốt trong xe ô tô sẽ trải qua chu kỳ 4 bước để làm công việc chuyển hóa năng lượng xăng dầu thành hoạt động của xe. Các bước cụ thể gồm: Kỳ nạp, kỳ nén, kỳ cháy giãn nở, kỳ thải.
Cụ thể:
- Trong kỳ nạp, van nạp sẽ mở và van xả sẽ đóng. Ở đây, không khí và nhiên liệu được nạp vào cylinder trong khi piston đang làm nhiệm vụ chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.
- Đến kỳ nén, cả hai van đều đóng. Lúc này, piston sẽ nén hỗn hợp không khí và nhiên liệu lại trong cylinder ngược trở lại từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Ở cuối kỳ này, bugi sẽ là nhiệm vụ đốt nhiên liệu.
- Ở kỳ thứ 3 là kỳ giãn nở các van vẫn sẽ đóng lại. Nhiên liệu cùng khí đốt bị đốt cháy, nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất tăng và các piston chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Chuyển động này tác động lên trục khuỷu và chuyển đổi thành chuyển động quay.
- Kỳ cuối cùng là kỳ thải, van nạp đóng và van xả mở. Chu trình nổ đã diễn ra xong và khí sẽ được đưa ra ống xả, đẩy ra bên ngoài.
Như vậy, khi quan sát một cách chi tiết sẽ thấy chuyển động ở kỳ 1, 2 cũng như kỳ 4 được thực hiện nhờ vào năng lượng tích trữ trong quá trình sinh công ở kỳ 3. Động cơ xe hơi bốn kỳ sẽ có góc đánh lửa là 720 độ và trục khuỷu sẽ quay hai lần thì có một lần đánh lửa để động cơ hoạt động trơn tru.
>> Xem thêm bài viết:
Trang bị phụ kiện cách âm chống ồn xe hơi, liệu có cần?
Tổng hợp các hãng xe hơi nổi tiếng tại Việt Nam
Mẹo hay để khử mùi nội thất ô tô mới mua, mùi hôi, mùi điều hoà có trên xe