X

Giải pháp làm mát phòng kín bằng vật liệu cách nhiệt

Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, lợi thế ánh sáng quanh năm. Nhưng đây cũng là một hạn chế khi nhiệt độ và bức xạ nhiệt quá cao ảnh hưởng đến không gian sống, nhà ở của con người. Mùa hè, thời điểm nhiệt độ cao, kéo dài, khiến gia chủ cần tìm giải pháp chống nóng, làm mát cho nhà ở.

Không gian phòng kín, hấp thụ nhiệt bức xạ từ các vị trí: tường, trần nhà, cửa sổ kính… Giải pháp vật liệu cách nhiệt nào để làm mát phòng kín hiệu quả? Chia sẻ dưới đây sẽ là gợi ý giúp gia chủ chọn vật liệu chống nóng phòng kín hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Nguyên nhân phòng kín hấp thụ nhiệt nhiệt gây nóng

Phòng ngủ, nhà ở hiện nay thường được thiết kế kín, tạo sự riêng tư, tách biệt với môi trường. Một số không gian phòng thiết kế quá kín hay hướng tây dẫn đến hấp thụ nhiều nhiệt gây nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe người sinh hoạt bên trong.

Để chống nóng, làm mát phòng kín hiệu quả, gia chủ cần xác định được nguyên nhân nguồn nhiệt hấp thụ nhiều nhất để áp dụng biện pháp phù hợp. Một số nguyên nhân khiến phòng kín nóng vào mùa hè, phải kể đến như:

  • Không gian phòng quá kín, không có sự đối lưu không khí từ bên ngoài. Thiết kế kín như này sẽ khiến căn phòng tích tụ nhiệt và khí độc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ngoài ra, phòng kín, nhỏ và có nhiều đồ đạc cũng khiến không gian tăng nhiệt cao.
  • Tường được xây mỏng tiếp xúc với bức xạ nhiệt, ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là phòng hướng Tây. 
  • Trần nhà không cách nhiệt, mỏng áp mái sẽ hấp thụ nhiều nhiệt từ mặt trời, làm tăng nhiệt độ vào ban ngày và khó tản nhiệt.
  • Cửa sổ hoặc vách tường từ vật liệu kính tăng cường ánh sáng. Tuy nhiên, cửa kính sẽ là nguồn hấp thụ nhiều nhiệt, khiến không gian phòng kín trở nên nóng và bí bách hơn.

Phòng kín hấp thụ nhiều nhiệt, gây bí bách ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gia chủ cần giải pháp làm mát phòng kín hiệu quả, bằng thiết kế, cây xanh hay vật liệu chống nóng phù hợp với không gian.

Các phương án chống nóng cho phòng kín bằng vật liệu cách nhiệt

Với không gian phòng kín, gia chủ có thể áp dụng nhiều phương án vật liệu cách nhiệt, chống nóng. Một số phương án chống nóng cho từng vị trí trong phòng kín:

Sử dụng thạch cao chống nóng

Thạch cao chống nóng cho trần nhà và tường nội thất: Vật liệu thạch cao tăng cường vách ngăn, giảm nhiệt hấp thụ từ bên ngoài truyền vào bên trong, làm nóng không khí. Thi công tường hay trần thạch cao có thể làm giảm nhiệt độ từ 3-5 độ so với thiết kế ban đầu. Đồng thời, tường thạch cao có giá trị thẩm mỹ cao, độ bền tốt cho công trình.

Sử dụng tấm XPS

Tấm XPS cách nhiệt tăng cường cách nhiệt, cách âm hiệu quả cho nhà ở, thi công cho tường. Vật liệu foam cách nhiệt XPS có độ nén cao, khả năng chịu lực tốt, cách nhiệt và chống cháy vượt trội. Với những đặc điểm nổi bật, vật liệu XPS được áp dụng chống nóng nhà ở, nhà xưởng khá phổ biến. Với khả năng cách nhiệt từ 3-4 độ C so với thiết kế ban đầu. Sau khi thi công tấm XPS, có thể thi công thêm lớp thạch cao bên ngoài để tăng cường thẩm mỹ cho không gian phòng kín.

Sử dụng tấm cách nhiệt PU

Vật liệu cách nhiệt PU với khối lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt. Đồng thời, tấm cách nhiệt PU có khả năng cách âm, giảm ồn cho phòng kín hiệu quả.

Túi khí cách nhiệt

Túi khí cách nhiệt là giải pháp chống nóng hiệu quả cho phòng kín. Đặc điểm túi khí khối lượng nhẹ, dễ thi công với tính thẩm mỹ cao. Bề mặt túi khí được phủ lớp nhôm có khả năng phản xạ bức xạ nhiệt, từ đó hạn chế nhiệt hấp thu vào nhà ở.

Tường ốp gạch, đá

Thi công tường ngoại thất ốp gạch, đá tăng khà năng cách nhiệt, chống nóng cho nhà ở, phòng ốc. Gạch, đá có tính thẩm mỹ cao, khả năng chống thấm nước tốt cho tường. Đồng thời, gạch ốp tường tạo hàng rào cản nhiệt cho tường, giảm hấp thu nhiệt hiệu quả.

Sử dụng film cách nhiệt

Dán kính cửa sổ bằng film cách nhiệt công nghệ nanofilm. Dòng film cách nhiệt chính hãng có khả năng giảm hấp thu nhiệt vào mùa hè, chống nóng, chống tia UV hiệu quả đến 99%. Film cách nhiệt trong suốt hoặc có màu sắc tùy thuộc vào vật liệu phủ, tăng cường tính thẩm mỹ cho cửa kính. Cửa sổ sau dán film cách nhiệt giảm chói, chống lóa và giảm tầm nhìn từ bên ngoài hiệu quả, tạo tính riêng tư cho không gian. Hiện nay, vật liệu film cách nhiệt chống nóng nhà kính có giá thành từ 200-600 nghìn/m2, tùy loại.

Kết luận

Không gian phòng kín hấp thụ nhiệt từ nhiều nguồn, khiến không gian hầm bí, khó chịu. Gia chủ cần tăng cường vật liệu cách nhiệt cho tường, vách nhà, trần, cửa sổ… Đồng thời thiết kế đối lưu không khí tốt, trồng thêm cây xanh có lợi làm mát nhà ở hiệu quả. Hy vọng những giải pháp trên đây sẽ giúp gia chủ làm mát phòng kín hiệu quả vào mùa hè nóng bức.

>> Xem thêm: Vật liệu cách nhiệt hiệu quả cho ô tô, liệu bạn có bỏ qua nó?