Mỗi khi mệt mỏi nơi ta muốn tìm đến luôn là ngôi nhà của mình, nói chính xác hơn là căn phòng ngủ yêu dấu, nơi ta được thỏa sức tung hoành trút bao bực dọc. Nhưng sẽ ra sao nếu phòng ngủ cứ nóng bức hoặc quá lạnh lẽo? Liệu khi đó phòng ngủ có còn là nơi ta muốn về, có còn là một nơi nghỉ ngơi giúp ta thoải mái?Các dòng vật liệu cách nhiệt ngày càng nhiều, lựa chọn loại phù hợp cho phòng ngủ giúp bạn có không gian nghỉ ngơi thoải mái sau ngày dài làm việc mệt mỏiXu hướng lối sống thời hiện đạiThời nay để có một cuộc sống tốt hơn, đầy đủ tiện nghi vật chất, người ta lao vào làm việc với cường độ cao bất chấp mọi thứ. Nhưng kèm theo đó là áp lực, stress, thời gian nghỉ ngơi bị thu hẹp. Vì thế, bằng quỹ thời gian còn lại của mỗi ngày thì nơi bầu bạn đa phần lại là căn phòng ngủ.Nơi đây cũng là nơi dùng để giải tỏa bao ưu phiền, không bận tâm về thế giới xung quanh nhưng với điều kiện không khí trong phòng phải thật thoải mái, phù hợp với chủ sở hữu, nếu như quá nóng hoặc quá lạnh thì lại là một nơi gây bức bối.Cách biến phòng ngủ trở thành một nơi nghỉ dưỡng miniKhông phải một căn phòng có đầy đủ các vật dụng trang trí nguy nga tráng lệ, đầy đủ thiết bị dụng cụ mới là một nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo. Ngược lại, nếu ta trang hoàng quá nhiều thứ sẽ gây cảm giác ngột ngạt bí bách hơn là thoải mái.Đối với những ai yêu thích sự đơn giản thì chỉ cần một chiếc nệm êm ái, một vài vật dụng yêu thích cũng đã làm cho họ cảm thấy đó là nơi để nghỉ ngơi. Điều mình muốn nói ở đây là căn phòng có trở thành nơi nghỉ dưỡng hay không chủ yếu phụ thuộc vào cảm giác của bạn khi ở đấy. Bạn thấy thoải mái thì nó đã là nơi nghỉ dưỡng rồi nhỉ!.Nếu yếu tố đầu tiên là “cảm giác thị giác” của bạn thì yếu tố thứ hai cũng liên qua đó là “cảm giác xúc giác”, là sự cảm nhận khi da tiếp xúc trực tiếp với không khí trong phòng.Dù là nhà bằng tường gạch, bê-tông hay là những ngôi nhà kính sang trọng thì cũng không thể nào tránh khỏi sự ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết. Khi nhiệt độ cao thấp bất thường thì không khí trong phòng cũng sẽ thay đổi tương ứng, khi đấy sẽ làm cho bạn dễ cảm thấy khó chịu. Nếu “cảm giác thị giác” có thể điều tiết một cách dễ dàng bằng cách thay đổi lối decor thì “cảm giác xúc giác” lại là nỗi bâng khuâng buộc các chủ sở hữu tìm giải pháp phù hợp cho căn phòng của mình.Các vật liệu cách nhiệt ra đời đã làm giải tỏa đi sự âu lo về điều này và cũng cung cấp thêm cho chủ nhà nhiều sự lựa chọn hơn để cách nhiệt căn phòng yêu quý.Vật liệu cách nhiệt là gì?Vật liệu cách nhiệt là những vật liệu được ứng dụng sản xuất với các phương pháp từ đơn giản hay công nghệ cao và đều đảm bảo hệ số dẫn nhiệt (hệ số xác định khả năng cách nhiệt của vật liệu cách nhiệt) nhỏ hơn hoặc tối đa bằng 0.157w/moC. Được sử dụng để giảm tác dụng của các bước sóng nhiệt lên các vật hoặc không gian cần che chắn. Có rất nhiều cách để phân loại vật liệu cách nhiệt như theo cấu tạo, hình dạng, nguyên liệu cấu tạo, hay hệ số dẫn nhiệt. Nhưng trong bài viết này mình sẽ phân loại vật liệu dựa trên cấu trúc nhà. Bài viết sẽ dựa trên hai loại vật liệu xây dựng cơ bản trong thiết kế nhà ở là: kiến trúc tường (xi-măng cốt thép) với cửa sổ thông gió nhỏ và kiến trúc nhà kính (các mặt tường được thay thế bằng các lớp kính cường lực).Đối với các ngôi nhà có kiến trúc kín cổng cao tường thì thì sử dụng các vật liệu cách nhiệt như các loại rèm cửa cho các cửa sổ, các panel cách nhiệt (vách ngăn cách nhiệt), xốp dán cách nhiệt, tôn cách nhiệt cho các mảng tường và la phông cho trần nhà.Đối với nhà theo lối kiến trúc hiện đại - kiến trúc kính thì việc sử dụng kính cường lực cách nhiệt, sơn kính cách nhiệt, phún xạ nano hay phim dán cách nhiệt sẽ là các giải pháp tối ưu hơn. Tính chất chung của các vật liệu cách nhiệt là có khả năng ngăn cản các tia bức xạ nguy hại có mang nhiệt lượng, cách âm - chống ồn, ngoài ra vài vật liệu có khả năng chống chói, chống ẩm và có tính cường lực - bền - chắc…Sau khi đáp ứng đủ hai điều kiện về “cảm giác” thì bạn đã có thể hô biến căn phòng của mình thành nơi nghỉ dưỡng rồi đấy. Nói khá phức tạp và rườm rà nhưng chung quy lại thì lại khá đơn giản phải không? Hãy lựa chọn cho mình những sản phẩm vật liệu cách nhiệt phù hợp, giúp cho cuộc sống của bạn trở nên thoải mái và tốt đẹp hơn! >> Xem thêm bài viết:Mẹo Hay Chống Nóng Cho Phòng Ngủ Hướng Tây Hiệu QuảNhững cách giúp phòng ngủ kính luôn mát mẻ trong ngày hè5 lưu ý khi thiết kế phòng ngủ bằng kính cho trẻ em