X

Kinh nghiệm sơn tường chống nóng làm mát nhà ở hiệu quả

Chống nóng nhà ở luôn là mối quan tâm hàng đầu của gia chủ, đặc biệt với thời tiết khí hậu nóng ẩm tại nước ta. Nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, bức xạ nhiệt tác động lên nhà ở khiến không gian sống không còn là nơi trú ẩn lý tưởng. Gia chủ cần xác định được nguyên nhân nhà hấp thụ nhiều nhiệt và có giải pháp chống nóng phù hợp cho công trình.

Tường là vị trí hấp thụ nhiều bức xạ nhiệt, tường đổ bê tông càng khiến không gian trở nên nóng bức. Sơn tường chống nóng là giải pháp được nhiều người áp dụng để làm mát nhà ở. Tuy nhiên, quá trình sơn tường cũng có những nguyên tắc mà gia chủ cần tuân thủ.

Đặc điểm sơn chống nóng cách nhiệt hiệu quả cho nhà ở

Kiến trúc nhà ở, nhà phố, biệt thự sử dụng vật liệu gạch, bê tông làm tường nhà. Độ bền vật liệu cao, tuy nhiên bê tông hay tường gạch sẽ hấp thụ nhiều nhiệt, khiến không gian bên trong trở nên nóng bức khó chịu. Đặc biệt với vị trí tường hướng tây, bức xạ nhiệt cao, kéo dài ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong nhà ở.

Do vậy, gia chủ cần giải pháp chống nóng cho tường để làm mát không gian phòng. Sơn tường chống nóng là giải pháp được áp dụng nhiều vì mang lại hiệu quả cao. Đặc điểm sơn chống nóng cách nhiệt:

  • Sơn phủ lên bề mặt tường lớp vật liệu có khả năng phản xạ và tản nhiệt tức thì. Ánh sáng với bức xạ nhiệt cao chiếu vào mặt tường sẽ có 1 phần lớn bị phản xạ lại môi trường, 1 phần hấp thụ nhiệt trên bề mặt và nhanh chóng tản đi trong lớp vật liệu. Từ đó, nhiệt bức xạ xuyên qua tường khá ít, giảm nguồn nhiệt lớn cho căn phòng.
  • Sơn phủ linh hoạt có thể chống nóng cho nhiều vị trí như tường nội thất, ngoại thất, mái tôn. Khả năng giảm nhiệt cho nhà khi phủ sơn cách nhiệt từ 4-10 độ C, tùy loại và lớp phủ.
  • Chi phí sơn chống nóng cho tường phải chăng, dễ dàng thi công, không mất nhiều thời gian. Độ bền sơn cao đến vài năm cho lớp phủ ngoại thất hoặc hơn 10 năm cho tường nội thất. Giải pháp chống nóng lâu dài cho nhà ở.
  • Ngoài chống nóng cho công trình, sơn cách nhiệt ngoại thất còn tăng khả năng chống thấm bảo vệ tường. Các vấn đề tường thấm nước, nứt vỡ… sẽ được hạn chế, nâng cao tuổi thọ công trình.

Hiện nay, sơn chống nóng cho tường và mái tôn nhà được chia thành 2 loại chính: sơn gốc dầu và gốc nước. Sơn chống nóng gốc dầu đồng thời có khả năng chống thấm nước, được sử dụng để chống nắng cho tường ngoại thất. Loại sơn chống nóng gốc nước có độ kết dính cao, an toàn hơn cho người dùng khi thi công.

Lưu ý chống nóng cho nhà ở bằng sơn tường chuyên dụng

Sơn chống nóng cho tường, mái tôn là giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, việc sơn tường chống nóng cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Lựa chọn loại sơn phù hợp cho từng vị trí: nội thất, ngoại thất hay vị trí mái tôn. Trên bao bì thùng sơn sẽ có khuyến cáo phạm vi sử dụng lý tưởng. Mua sơn chống nóng chính hãng, uy tín đảm bảo chất lượng, thành phần sơn an toàn với sức khỏe người dùng.
  • Thực hiện xử lý bề mặt tường nội - ngoại thất trước khi sơn. Trám trét các vị trí vết nứt, làm phẳng bề mặt, đảm bảo bề mặt tường khô, tăng độ bám cho sơn.
  • Nên sơn lót để chống thấm, tăng độ bám cho sơn cách nhiệt trước khi thi công. Sơn phủ tối thiểu 2-3 lớp sơn chống nóng với khoảng cách thời gian tách ra để lớp sơn trước có đủ độ bám dính.

Sơn chống nóng hiệu quả nhưng chỉ giảm nhiệt cho vị trí tường và mái tôn. Gia chủ cần xác định được nguyên nhân tổng thể khiến nhiệt độ nhà ở tăng mạnh. Lưu ý kết hợp các biện pháp chống nóng khác để làm mát không gian nhà ở:

  • Với cửa sổ kính, gia chủ nên trang bị film cách nhiệt chuyên dụng sản xuất theo công nghệ nano ceramic để tăng cường chống nóng cho vị trí cửa sổ. Film cách nhiệt nhà kính chuyên dụng có khả năng giảm nhiệt từ 4-7 độ C tùy loại.
  • Sử dụng mái hiên hoặc mái che cho các vị trí ban công, cửa sổ hay cửa chính ra vào. Rèm cửa chống nóng sẽ là công cụ đắc lực cho vị trí cửa sổ.
  • Thiết kế nhà ở cần có khoảng thông thoáng để không khí lưu thông. Thiết kế các ô thoáng, cửa thông gió kết hợp giếng trời.
  • Sử dụng vật liệu xốp chống nóng, làm tường thạch cao cho các vị trí hấp thụ nhiều nhiệt: Trần nhà, tường nội thất, phòng hướng tây...

Tường nhà có diện tích lớn, là nơi hấp thu nhiều bức xạ nhiệt ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong. Thời tiết ngày hè, bức xạ nhiệt cao, kéo dài, gia chủ cần chọn loại sơn tường chống nóng chuyên dụng, chính hãng. Tuân thủ nguyên tắc sơn, phủ để đảm bảo độ bền, khả năng phản xạ, chống nóng cho nhà ở tốt nhất.

Ngoài sơn tường chống nóng, gia chủ có thể kết hợp các giải pháp như: ốp tường chống nóng, dán kính cách nhiệt cho cửa sổ, trồng thêm cây xanh… Tăng hiệu quả làm mát nhà ở.