Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, nhất là ở vùng miền Bắc nước ta nhiệt độ thường đạt ngưỡng 39 đến 40 độ C gây ra nhiều nguy hiểm cho hoạt động di chuyển của người lái xe. Lúc này, nhiều nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện phía sau đó như sốc nhiệt, nổ lốp xe, tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Đặc biệt, ở những trường hợp xấu nhất còn có thể xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản.
Để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có, hãy cùng Nanofilm tìm hiểu bài viết dưới đây về những nguy cơ tiềm ẩn khi lái xe ô tô dưới trời nắng quá lâu bạn nhé!
Sốc nhiệt
Sốc nhiệt ô tô ngày nắng nóng vẫn là câu chuyện quen thuộc với nhiều người. Sốc nhiệt là tình trạng phổ biến nhiều người thường gặp phải khi đang sống ở vùng thời tiết ổn định bỗng nhiên di chuyển đến nơi nhiệt độ thấp. Đó cũng có thể là khi bạn đang ngồi trong điều hòa mát mẻ và đột ngột đi ra ngoài trời giữa trưa nắng nóng nên thân nhiệt không được ổn định.
Lúc này, cơ thể sẽ rất khó để thích nghi với nhiệt độ thay đổi đột ngột và xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, sốt hoặc thậm chí co giật, hôn mê rồi ngất xỉu.
Đây là tình trạng phổ biến do tính chủ quan của nhiều người khi di chuyển. Có thể bạn chưa biết, sốc nhiệt ở từ ô tô có thể gây nguy hiểm gấp nhiều lần so với một số tình huống nêu ở trên. Bởi nó dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn.
Lái xe ô tô trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài sẽ giải phóng các hóa chất như Benzen từ nhựa trong xe hơi. Khi ai đó hít phải khí này có thể bị ung thư. Vì vậy, giữ cho chiếc xe mát mẻ thật sự cần thiết.
Để tránh hiện tượng sốc nhiệt, trong quá trình lái xe ô tô nếu có ý định dừng lại nên chuẩn bị tắt hẳn điều hòa trước 5 phút để có thể dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.
>> Bài viết liên quan: Giảm sốc nhiệt cho ô tô với kính chống nắng
Tình trạng mệt mỏi
Lái xe ô tô khi nhiệt độ ở mức cao ảnh hưởng rất lớn đến người điều khiển. Nắng nóng gây cảm giác bí bách, khó chịu và căng thẳng. Chưa kể đến, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến không làm chủ được tay lái gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc.
Cho nên để tránh tình trạng mệt mỏi và mất tập trung khi lái xe ô tô bạn nên dừng lại nghỉ ngơi sau 2 đến 3 tiếng đồng hồ lái xe. Hãy dừng lại khoảng 15 đến 20 phút để thưởng thức cà phê lấy lại tỉnh táo rồi tiếp tục hành trình an toàn.
Lưu ý, khi lên xe không nên bước vào xe ngay lập tức mà nên hạ kính xe xuống cho khí nóng thoát ra rồi hãy bước lên. Bởi theo các chuyên gia, dưới trời nắng nhiệt độ trong xe có thể lên đến 60 độ C nếu bạn để xe lâu dưới thời tiết 36 – 37 độ C. Cho nên, vội vàng vào ô tô lúc này sẽ gây khó chịu và nghiêm trọng hơn là sốc nhiệt.
Nổ lốp
Trời nắng nhiệt độ trên mặt đường sẽ tác động mạnh đến tuổi thọ của lốp xe. Lái xe ô tô quá lâu dưới thời tiết nắng nóng gay gắt có thể gây nổ lốp xe. Cho nên, để phòng ngừa không xảy ra tình trạng này cần lưu ý kiểm tra kỹ tình trạng lốp xe trước khi di chuyển đường dài. Nếu lốp xe đang hư hỏng hoặc bơm hơi quá căng thì đây chính là dấu hiệu không an toàn.
Cho nên, thay vì “tiết kiệm dở” bạn nên thay nó ngay lập tức để đảm bảo hành trình ngàn km dưới trời nắng vẫn không bị hư hại lốp.
Mặt khác, nếu không may nổ lốp xe khi đang di chuyển bạn cũng nên bình tình giữ tay lái và hạn chế phanh gấp. Sau đó, hãy bắt đầu giữ ga, giảm tốc độ từ từ và không quên ra tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện xung quanh biết. Cuối cùng, nếu có lốp dự phòng thì dùng để thay thế còn không bạn nên kêu cứu hộ.
Ngoài ra, để giảm những nguy cơ tiềm ẩn khi lái xe dưới trời nắng bạn có thể dán phim cách nhiệt ô tô giúp làm mát xe và đảm bảo quá trình di chuyển thoải mái hơn. Đồng thời, để phòng chống tình trạng cháy nổ khi nắng gắt bạn nên bỏ túi những lưu ý về các vật dụng cấm kỵ không nên để trong xe. Đó là bật lửa, thức uống có ga, bình chữa cháy,...
>> Tham khảo thêm: Cách xử lý ô tô cảnh báo quá nhiệt khi đang di chuyển