Liệu rằng bạn đã biết nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô của mình như thế nào chưa? Có bao giờ bạn nghĩ rằng sự hoạt động quá mức của ô tô sẽ gây giảm tuổi thọ động cơ, cũng như nội thất bên trong xe không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ xe hơi để có thể đảm bảo động cơ luôn hoạt động trơn tru và có thể duy trì được tuổi thọ vốn có của chúng thôi nào!
Cấu tạo động cơ ô tô gồm những bộ phận nào?
Trước khi tìm việc về nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô ta cần biết được ô tô được cấu tạo từ những bộ phận nào và sự phối hợp của chúng ra sao. Những thuật ngữ cơ bản để tránh sự bỡ ngỡ:
- Bugi dùng để cung cấp tia lửa làm đốt cháy các hỗn hợp khí tạo nên sự cháy trong động cơ.
- Piston thường cấu tạo từ hợp kim có khả năng chịu nhiệt và ma sát cao, kết hợp cùng xi lanh và nắp máy tạo thành buồng cháy, tiếp nhận áp lực của khí cháy và truyền lực qua thanh truyền tới trục khuỷu ở kỳ cháy co giãn, đồng thời cúng tiếp nhận lực quán tính bánh đà thông qua trục khuỷu, thanh truyền để tiến hành quá trình hút, nén, xả.
- Xupap hút và xả dùng đẩy lượng khí vào trong xilanh sao cho nhiều nhất và thải sạch các khí đốt trong xi lanh qua đường xả.
- Trục khủy dùng biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay của piston.
- Thanh truyền nối piston và trục khủy với nhau
- Hệ thống phân phối khí gồm các xupap và một hệ cơ khí điều khiển chúng đóng mở đúng thời điểm, hệ thống đóng, mở này được gọi là trục cam. Trục cam này có các vấu cam đẩy các xupap đi lên và đi xuống. Trục cam dẫn động quay được nhờ dây đai, dây xích và các bánh răng truyền chuyển động của trục khuỷu để việc đóng mở các xupap đồng bộ với chuyển động của piston.
- Hệ thống đánh lửa dùng để sinh ra các dòng điện cao áp tác động lên các nến điện tạo ra các tia lửa đốt cháy nhiên liệu.
- Hệ thống làm mát động cơ gồm két nước (hay gọi là bộ tản nhiệt) và bơm nối với các ống dẫn và bộ cảm biến nhiệt độ. Khi nước làm mát tuần hoàn qua hệ thống nhiệt sẽ được lấy ra khỏi động cơ. Nước nóng được đẩy về két làm mát và được chia nhỏ vào các ống nhỏ bên trong két nước và được làm mát bằng sức gió do quạt làm mát tạo ra. Khi nước nóng được làm mát sẽ tiếp tục tuần hoàn lại vào trong động cơ để tiếp tục chu kỳ.
Ngoài ra còn có hệ thống nạp, hệ thống khởi động, hệ thống bôi trơn,... tất cả các bộ phận, hệ thống kết nối với nhau một cách chặt chẽ để quá trình hoạt động của ô tô diễn ra một cách trơn tru, mượt mà. Vì thế một trong các bộ phận bị ảnh hưởng hư hỏng sẽ tạo nên một chuỗi ảnh hưởng dây chuyển.
Quá trình vận hành, nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô
Nguyên lý vận hành cơ bản của động cơ ô tô là một chu trình đốt cháy nhiên liệu (là xăng hoặc dầu) một cách khép kín bên trong xi lanh, trong quá trình đốt cháy này xảy ra hàng trăm lần trong một phút để sinh ra một nguồn năng lượng lớn tạo thành áp suất tác động lên piston và đẩy cho piston chuyển động.
Hầu hết những dòng ô tô thông thường hiện nay đều sử dụng động cơ 4 kỳ gồm:
- Kỳ nạp: lúc này nhiên liệu và không khí được nạp vào trong xi lanh.
- Kỳ nén: piston sẽ nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí lại và chúng bị đốt cháy trong động cơ nhờ bugi.
- Kỳ đốt: nhiệt lượng sinh ra đồng thời cũng tạo nên áp suất và đẩy piston chuyển động đến trục khủy tạo thành chuyển động quay.
- Và cuối cùng kỳ xả nhờ chuyển động piston khí được đẩy qua ống xả và đi ra bên ngoài.
Điều gì xảy ra khi động cơ bị hoạt động quá mức hoặc chịu ảnh hưởng xấu từ môi trường?
Những nguyên nhân thường gặp làm ô tô bị nóng:
- Nguyên nhân nội tại: điều chỉnh thông số kỹ thuật bị sai, két nước làm mát cho động cơ không vệ sinh định kỳ dẫn đến dơ bám bẩn, dầu nhớt không được kiểm tra và thay dẫn đến các động cơ không được bôi trơn, quạt gió tản nhiệt, ống nước hỏng,...
- Nguyên nhân môi trường: khi xe di chuyển hay đỗ ở nơi nắng gắt không có che chắn hoặc dán lắp các vật liệu cách nhiệt thì lượng nhiệt từ môi trường sẽ xâm nhập và được xe hấp thụ, khi đó nhiệt độ trong xe cũng tăng lên ít nhiều, không chỉ ảnh hưởng động cơ mà còn cả nội thất ô tô.
Khi động cơ ô tô quá nóng sẽ gây ra các điều nguy hiểm như gây chạm mạch điện dẫn đến cháy nổ nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, khi đấy chi phí sửa chữa sẽ không hề nhỏ vì động cơ được xem là trái tim của xe. Vì thế khi trái tim bị hư hại thì việc chữa lành sẽ “ngốn” không ít tiền của bạn.
Trên đây là một số thông tin về nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô và những nguy hại khi xe hoạt động quá nóng. Lời khuyên dành cho bạn là nên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo khuyến nghị của nhà sản xuất, đồng thời cũng nên trang bị các vật liệu cách nhiệt cần thiết để duy trì tuổi thọ vốn có của xế yêu.
>> Xem thêm bài viết:
Nhiệt độ thời tiết cao tác động đến ô tô của bạn như thế nào?
Điểm danh những phụ tùng ô tô không thể thiếu cho xế cưng
Bạn có đang vô tình làm giảm tuổi thọ phụ kiện xe hơi của mình?