Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết nắng nóng với nhiều giờ nắng cao điểm. Khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao hay đi ra ngoài trời đột ngột thay đổi môi trường sẽ dễ gây hiện tượng sốc nhiệt. Tình trạng sốc nhiệt nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ, người thể trạng yếu ngồi trong phòng lạnh thường xuyên.
Vào thời tiết nắng nóng, chính bạn cần trạng kỹ năng và phương pháp sơ cứu khi bị sốc nhiệt để kịp thời xử lý tình huống, cho người thân, bạn bè và chính bản thân. Chia sẻ dưới đây sẽ hướng dẫn 1 số giải pháp sơ cứu và cách chống nóng hiệu quả giảm hiện tượng sốc nhiệt.
Hướng dẫn sơ cứu người bị sốc nhiệt nhanh chóng
Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao trên 40 độ C, kéo dài dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Mức độ ảnh hưởng khi cơ thể bị sốc nhiệt trong thời gian dài mà không được sơ cứu và hạ nhiệt là rất nghiêm trọng: hiện tượng chuột rút, mất nước, cơ thể bị kiệt sức, tim đập nhanh, rối loạn chức năng gan, thận, nặng hơn có thể gây hôn mê sâu và tử vong.
Khi gặp người bị sốc nhiệt cần tiến hành sơ cứu để kịp thời xử lý, tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chức năng của các cơ quan tê liệt. Khi gặp người có dấu hiệu bị sốc nhiệt, ta cần thực hiện các phương pháp sơ cứu khi bị sốc nhiệt căn bản nhưng hiệu quả sau:
- Đưa người bị sốc nhiệt vào bóng râm, nhiệt độ mát hơn, tránh ánh sáng trực tiếp từ bên ngoài. Cởi bỏ bớt quần áo để cơ thể được thoải mái, giúp người bị sốc nhiệt dễ thở hơn.
- Tiến hành hạ nhiệt cơ thể bằng cách quạt mát, lau khô mồ hôi và tiếp tục lau bằng nước mát, chườm đá cho bệnh nhân. Tiến hành chườm nước đá vào các vị trí: vai, cổ, gáy, khớp, nách… những vị trí có sự tỏa nhiệt cao cần được làm mát nhanh chóng.
- Tiến hành ướp đá, cho người bị sốc nhiệt nặng vào nước mát/nước lạnh. Tuy nhiên, cách làm này không nên áp dụng với người lớn tuổi do có thể gây tổn thương mạch máu.
- Cho nạn nhân uống nhiều nước mát để hạ nhiệt cơ thể từ bên trong. Để bệnh nhân nằm xuống, đồng thời kê chân để máu lưu thông lên não, tránh hiện tượng thiếu máu não.
Gặp người bị sốc nhiệt cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi mang đến bệnh viện cấp cứu cho các trường hợp bệnh nặng. Nguy cơ khi sốc nhiệt không được xử lý kịp thời có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm như: tổn thương đến tim, thận, gan… suy giảm chức năng, trường hợp chết não khi bị sốc nhiệt trong thời gian dài, trường hợp nặng nhất có thể gây đột quỵ, tử vong.
> Có thể bạn quan tâm: Sốc nhiệt xe hơi, vấn đề không của riêng ai
Lưu ý bảo vệ bản thân, chống sốc nhiệt mùa nắng nóng
Tình trạng nhiệt độ và ngày nắng kéo dài, số giờ nắng cao điểm lớn với mức nhiệt có thể lên đến 40 độ C, con người cần trang bị phương pháp sơ cứu khi bị sốc nhiệt và tiến hành các biện pháp bảo vệ bản thân.
- Với những đối tượng trẻ em, người già, người có các vấn đề về tim mạch, thể lực yếu không nên đi ra đường thời tiết nắng nóng. Tránh các khung giờ từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều, thời điểm cường độ ánh sáng tác động đến trái đất mạnh nhất, bức xạ UV nhiều không tốt cho sức khỏe.
- Trang bị các giải pháp chống nóng - quần áo che chắn, mũ nón chống nắng khi ra ngoài đường. Tuy nhiên, nên mặc quần áo có độ thông thoáng tốt, giúp da và cơ thể được thở. Mang đủ nước lạnh, mát khi ra ngoài đường.
- Tăng cường chống nóng cho công trình hay ô tô khi di chuyển ngoài trời. Dán phim cách nhiệt cho nhà ở, giảm hấp thụ nhiệt cho căn phòng, lắp đặt hệ thống thông khí, hệ thống phun sương trong nhà, quạt mát, điều hòa… phù hợp với từng vị trí.
- Với ô tô cần trang bị các giải pháp chống nóng cho phương tiện, sử dụng điều hòa ô tô. Trước khi lên xe đã để ngoài trời lâu, ta cần hạ cửa, cân bằng nhiệt độ bên trong và bên ngoài để tránh hiện tượng sốc nhiệt khi sử dụng xe. Không nên để trẻ nhỏ trong ô tô 1 mình ngoài trời nắng, nên bật điều hòa hoặc mở cửa… tránh hiện tượng sốc nhiệt nguy hiểm.
- Thời tiết mùa hè nắng nóng không nên vận động thể thao cường độ cao, chọn khung giờ phù hợp để luyện tập. Tăng cường bổ sung nước, muối và vitamin, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường sức chịu đựng, sự dẻo dai cho cơ thể.
- Với người ngồi điều hòa liên tục, nên ở phòng mát hoặc cân bằng nhiệt trước khi đi ra ngoài đường. Không nên để trẻ em và người già ở phòng lạnh quá nhiều.
> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị kẹt trên xe ô tô
Hiện tượng sốc nhiệt xảy ra thường xuyên ở những người thể trạng yếu, đặc biệt với những ngày nắng nóng cao điểm. Phương pháp sơ cứu khi bị sốc nhiệt nên là kỹ năng sinh tồn cơ bản mà chúng ta nên trang bị vào mùa nắng nóng gay gắt.
Thực hiện các biện pháp chống nắng khi ra ngoài, dán film cách nhiệt ô tô, công trình chống nắng hiệu quả, kết hợp các biện pháp che chắn, tăng cường sức khỏe… để bảo vệ bản thân trong mùa nắng nóng.