Như thế nào là thay đổi kết cấu oto? Đâu là những thay đổi được phép thực hiện hoặc không được thực hiện theo Luật giao thông đường bộ tại Việt Nam? Mức phạt dành cho những hành vi vi phạm được quy định như thế nào?
Thay đổi kết cấu oto là gì?
Thay đổi kết cấu oto là việc chủ xe tự ý thực hiện một số công việc thay đổi, cải tạo một số yếu tố như màu xe, kích thước, các bộ phận bên trong và ngoài xe,... không giống với mô tả trong giấy đăng ký xe.
Các chủ xe thường có tâm lý trang hoàng cho "xế yêu" của mình thêm đẹp mắt hơn, tuy nhiên không phải hành vi nào cũng được phép thực hiện mà những thay đổi này cần tuân thủ theo những quy định cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, tránh những mức phạt không đáng.
Quy định về mức phạt theo Luật như thế nào?
Để hỗ trợ khách hàng tham gia giao thông an toàn, Nanofilm sẽ tổng hợp một số thông tin quy định khi thay đổi kết cấu oto theo Luật giao thông đường bộ.
Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường bộ năm 2008
Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Mức phạt vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu oto
Theo quy định ở Điều 55, Luật giao thông đường bộ 2008 chỉ rõ chủ xe sẽ vị xử phạt vi phạm hành chính khi tự ý thực hiện thay đổi kết cấu oto không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất hoặc tự ý cải tạo và sử dụng mà không có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên trong luật này không có quy định chi tiết về việc thay đổi kết cấu tương ứng với mức phạt bao nhiêu. Và tra cứu nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với cá nhân, 600.000 - 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô hoặc các loại xe tương tự ô tô khi: lắp kính chắn gió, kính cửa xe không phải loại kính an toàn; tự ý thau đổi màu sơn xe không đúng với giấy đăng ký xe; không thực hiện thủ tục khai báo trước khi cải tạo xe.
- Mức phạt 2.000.000 - 4.000.000 đồng đối với cá nhân, 4.000.000 -8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô khi: tự ý cắt hàn, đục số khung, máy hay đưa những phương tiện này tham gia giao thông; tẩy xoá hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký; không làm thủ tục đăng ký lại khi cải tạo hoặc thay đổi địa chỉ của chủ xe;...
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 - 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô khi:Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy, hệ thống phanh, hệ thống truyền động, hệ thống chuyển động; tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe.
Trích dẫn nội dung điều luật liên quan đến thay đổi kết cấu oto
Theo Điều 55, Luật giao thông đường bộ 2008: Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
Khoản 2: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 4: Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
Khoản 5: Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
Theo Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Khoản 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;
c) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo).
Khoản 7: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây::
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
Khoản 9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;
b) Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;
Trên đây là một số thông tin về quy định xửa phạt vi phạm hành chính khi tự ý thay đổi kết cấu oto. Nanofilm hi vọng bạn sẽ có đủ kiến thức và sự hiểu biết để bào vệ an toàn cho chính mình và những người xung quanh.
>> Xem thêm bài viết:
Dán kính cách nhiệt ô tô màu tối có vi phạm luật giao thông hay không?
Những lưu ý khi dán mã cho ô tô qua trạm thu phí tự động không dừng