Rèm vải cách nhiệt vẫn luôn là vật liệu chống nắng được nhiều người tin dùng vì tính ứng dụng to lớn: có nhiều mẫu mã, đa dạng về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng có thể lựa chọn, rèm vải còn có thể dùng làm vật trang trí trong nhà. Vậy loại vật liệu này là gì? Những ưu - nhược điểm mà nó sở hữu ra sao? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Rèm vải cách nhiệt là gì?
Rèm vải cách nhiệt là một loại màn vải dệt, được dùng nhiều ở những căn hộ, chung cư, nhà ở, văn phòng có cửa ra vào, cửa sổ, đón nhiều ánh nắng.
Khác với các loại rèm thông thường, rèm vải cách nhiệt được sản xuất bằng chất liệu và cấu trúc thiết kế riêng biệt hơn. Nhờ vậy, rèm vải cách nhiệt có thể ngăn chặn ánh sáng và nhiệt độ, kèm theo đó là các tính năng thông thường như cản gió, bụi,... từ bên ngoài ảnh hưởng đến bên trong nhà.
Ngoài ra, lớp rèm cách nhiệt sẽ ngăn chặn không khí lạnh từ máy điều hòa không bị thoát ra, giữ cho không gian luôn mát mẻ, tiết kiệm được nhiều điện năng làm mát.
> Có thể bạn quan quan tâm: Cấu trúc của rèm vải cách nhiệt
Ưu điểm vượt trội của rèm vải cách nhiệt
Có rất nhiều lý do để rèm vải luôn là lựa chọn tối ưu của nhiều công trình, từ các nhà hàng, khách sạn lớn cho đến những công trình phổ thông:
1. Vật dụng trang trí đẹp mắt
Chính vì sự đa dạng trong mẫu mã, chất liệu, màu sắc,... mà rèm vải trở thành một vật dụng trang trí đẹp mắt. Đôi khi, vật dụng này còn mang lại sự sang trọng, trang nhã cho ngôi nhà, công trình.
2. Cản ánh sáng, cản bụi,... tốt
Những tấm rèm vải được sản xuất bằng chất liệu chuyên biệt, có nhiều lớp sẽ giúp cản đi rất nhiều ánh sáng chiếu vào ngôi nhà. Mỗi khi bạn cần một không gian riêng tư hay một giấc ngủ ngắn, chỉ cần kéo rèm lại là được. Những chiếc rèm vải còn giúp cản tầm nhìn từ bên ngoài rất tốt.
Ngoài ra, vì giúp cản đi nhiệt lượng chiếu vào bên trong, rèm cửa cũng giúp tiết kiệm nhiệt năng để làm mát.
3. Khả năng cản nhiệt, chống nóng
Đúng với tên gọi của mình, rèm vải cách nhiệt có khả năng chống nóng, cách nhiệt khá tốt bởi cấu trúc dệt nhiều lớp, kết hợp tráng phủ bề mặt một số thành phần có tính năng phân tán nhiệt như: cao su non, bọt acrylic, silicon,... Rèm vải cách nhiệt được đánh giá nổi trội hơn về các loại rèm thông thường ở ưu điểm này.
4. Cách âm, chống ồn
Lớp rèm vải còn có khả năng cách âm, chống tiếng ồn ở mức độ nhất định. Tạo cho bạn không gian nghỉ ngơi, làm việc, học tập yên tĩnh, dễ chịu và tăng khả năng tập trung.
5. Che chắn, bảo vệ sự riêng tư
Rèm vải khắc phục hạn chế nhìn xuyên thấu của các vật liệu kính thông thường, ngăn cản tầm nhìn từ hai phía (trong và ngoài). Đây vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm của loại vật liệu này!
Ưu điểm là bảo vệ tính riêng tư, tránh đi những ánh mắt không tốt từ những đối tượng xấu bên ngoài, còn nhược điểm chính là che chắn hoàn toàn phong cảnh bên ngoài, người trong phòng có thể bỏ lỡ những khoảng khắc tuyệt vời nào đó của thiên nhiên.
6. Dễ thi công, lắp đặt
Rèm vải cách nhiệt rất dễ thi công lắp đặt, ngoài ra, bất kỳ khi nào bạn cần tháo dỡ để đi giặt, thay mới đều rất dễ dàng, không tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, hãy chú ý an toàn khi leo trèo hay với tay tháo rèm.
Nhược điểm của rèm cách nhiệt là gì?
Không thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của rèm vải cách nhiệt, nhưng bên cạnh đó, vật liệu này cũng có những nhược điểm mà người sử dụng nên cân nhắc.
1. Rèm vải không cản được tác hại từ ánh sáng mặt trời
Mặc dù rèm vải có thể cản được ánh sáng mặt trời, nhưng không thể chắn được tất cả nhiệt lượng và tia UV từ ánh sáng mặt trời - nguyên nhân gây hại chủ yếu cho vật dụng và con người.
Hơn nữa, đôi khi sử dụng rèm cửa kín mít cho cả ngày cũng khiến không gian trở nên ngột ngạt, khó chịu, không thể nhìn được cảnh quan bên ngoài.
2. Chi phí sử dụng cao
Những chiếc rèm cửa với chất liệu chuyên biệt chắc chắn có giá thành cao, thậm chí rất cao so với mặt bằng chung, đặc biệt nếu bạn muốn sử dụng rèm cửa trở thành một vật trang trí sang trọng. Hơn nữa, thời gian thi công, lắp đặt rèm cửa cũng khá lâu và quá trình chọn được vật liệu cũng như kiểu dáng rèm cửa cũng mất của bạn nhiều tâm huyết.
Trong quá trình sử dụng, những chiếc rèm cũng rất dễ bám bụi bẩn và vi khuẩn, rất tốn công sức để giặt sạch. Thử tưởng tượng bạn tháo rèm ra, giặt sạch và treo lên lại, sẽ là một công sức to lớn. Không những thế, rèm cửa còn có thời gian sử dụng không được lâu dài: khi chúng bị ánh nắng chiếu vào sẽ dễ bị bạc màu, sờn cũ và thậm chí hư hỏng.
3. Cản sáng - Làm tối không gian
Rèm với chất liệu vải có diện tích lớn bao phủ toàn vẹn không gian cửa kính, cửa sổ,... vô tình cản đi ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào phòng. Không gian phòng kín khi kéo rèm lúc nào cũng tối và cần phải sử dụn các thiết bị điện, đèn hỗ trợ.
4. Cần tháo dỡ để vệ sinh, giặt giũ thường xuyên
Gia chủ sử dụng rèm vải cách nhiệt phải thường xuyên giặt giũ tấm màn, hạn chế tình trạng bụi bẩn bám lâu ngày, có mùi hôi hay vi khuẩn gây hại. Mặt khác, nhiều loại rèm cách nhiệt có diện tích lớn khiến gia chủ mất thêm thời gian giặt, sấy khô và làm sạch.
5. Bất tiện khi trời mưa, dễ ướt và ẩm mốc khi không cẩn thận
Đây là nhược điểm thường thấy trong những gia đình sử dụng rèm vải cách nhiệt. Chúng ta không thể cẩn thận tuyệt đối ở mọi lúc mọi nơi, những trường hợp quên đóng cửa sổ khi trời mưa khiến tấm rèm bị ướt do hắt nước đều rất quen thuộc trong đời sống. Chất liệu vải bị ẩm ướt dễ phát sinh mùi hôi, bị bạt màu hay loang vết ố.
Có nên sử dụng rèm vải chống nắng?
Từ những ưu điểm và khuyết điểm kể trên của rèm vải, bạn nên cân nhắc khi sử dụng rèm vải là một vật dụng chống nắng. Rèm vải cách nhiệt sẽ là vật dụng hoàn hảo khi diện tích chiếu nắng không quá lớn và gia chủ không ngần ngại vấn đề cản tầm nhìn hay chi phí mà rèm vải chống nắng mang lại.
Tuy vậy, bạn cũng cần kết hợp sử dụng nhiều biện pháp chống nắng như dán phim cách nhiệt, sơn cách nhiệt ... nếu muốn chống nắng một cách hiệu quả nhất, bởi vì những vật liệu này có thời gian thi công ngắn hơn và giúp cản đi hầu hết tia UV gây hại có trong ánh nắng.
Như vậy, bạn đã nắm được rèm vải có thật sự cách nhiệt hiệu quả hay không. Mỗi loại vật liệu chống nắng đều có ưu và khuyết điểm của mình, vì vậy, hãy cân nhắc để hiệu quả sử dụng của các vật liệu để tối ưu nhất cho công trình của mình.
>> Xem thêm bài viết: Chọn loại rèm chống nắng cửa kính hiệu quả cho khu vực văn phòng