X

Sử dụng các giải pháp kiến trúc, xây dựng để chống nắng nhà hướng tây

Nhu cầu xây nhà ở chống nóng ngày một cao, cần giải pháp kiến trúc giảm nhiệt ngày hè, làm mát không gian, đặc biệt thời điểm nắng cao điểm. Chia sẻ dưới đây về các giải pháp kiến trúc, chống nóng nhà hướng tây, sẽ hiệu quả cho gia chủ đang chuẩn bị xây nhà.

Giải pháp xây dựng kết cấu nhà chống nóng hiệu quả

Nhà ở là không gian quan trọng với người Việt, là nơi ở, sinh hoạt và gắn bó của cả gia đình. Không gian sống cần đảm bảo sự thoải mái, tiện nghi, giúp các thành viên được thư giãn mọi khoảnh khắc, vì thế vấn đề chống nóng công trình, đặc biệt quan trọng với khu vực nhiệt đới gió mùa như ở nước ta.

Trước khi xây dựng nhà, gia chủ cần xác định các giải pháp để chống nóng nhà ở, đặc biệt là ở hướng Tây. Bởi vấn đề chống nóng sau khi xây dựng là rất phức tạp và khó khăn. Gia chủ cần định hướng, lựa chọn kiến trúc nhà ở chống nóng hiệu quả ngay từ khi tất cả chỉ đang là bản vẽ, kịp thời làm mát công trình, tối ưu sử dụng năng lượng và chi phí.

Xây nhà ở chống nóng có kết cấu thông minh sẽ giúp không gian giảm hấp thu nhiệt, tản nhiệt… giảm các hiện tượng hầm nóng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên, đặc biệt trong thời kỳ cao điểm nắng nóng. Một số giải pháp kiến trúc cho xây dựng nhà ở chống nóng hiệu quả:

  • Thiết kế mái che ngoài trời, che chắn, giảm hấp thu bức xạ nhiệt mặt trời cho tường. Mái che cũng đồng thời là 1 phần kết cấu nhà ở, với vật liệu: thép, kính cách nhiệt - chống nắng, gỗ, tre, nứa… Tùy thiết kế từng công trình.
  • Kiến trúc mở, với các khoảng lùi, so le nhau để tản nhiệt, đồng thời giảm hấp thu bức xạ nhiệt hiệu quả. 
  • Thiết kế thông tầng trong nhà ở, nhằm tăng sự lưu thông không khí trong toàn bộ kết cấu. Thông tầng có nhiệm vụ như giếng trời: lấy ánh sáng, gió tự nhiên cho không gian, đặc biệt cần thiết với kết cấu nhà ống.
  • Giếng trời được ứng dụng phổ biến. Vai trò chính cung cấp ánh sáng tự nhiên, lưu thông không khí, đối lượng năng lượng trong nhà ở hiệu quả.
  • Thiết kế các tấm chắn, khe kỹ thuật để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào cửa, sảnh nhà ở. Giải pháp giảm bức xạ mặt trời, mặt đất ảnh hưởng đến kết cấu nhà ở.
  • Xây dựng kết cấu tường dày 2 lớp, tường rỗng, ứng dụng gạch chống nóng… đặc biệt cho khu vực phía tây - nơi hấp thụ bức xạ nhiệt nhiều nhất, làm nóng không gian. Sử dụng vật liệu xây dựng chống nóng, mang lại hiệu quả làm mát nhà ở lâu dài, bền vững.
  • Thiết kế khoảng không xanh, vườn trên tường kết hợp với khu vực riêng trời. Kết hợp bể tiểu cảnh, hồ cá bên trong nhà ở… tăng giá trị phong thủy, điều hòa nhiệt độ phòng. Trồng cây xanh, trên mái, trần nhà, mái hiên… Giàn dây leo giảm bức xạ nhiệt mặt trời tác động trực tiếp lên trần và tường nhà.
  • Ứng dụng vật liệu cách nhiệt trong xây nhà ở chống nóng như: trần thạch cao, panel chống nóng cho tường, lớp mái chống nóng, xây dựng trần giả… 

Những giải pháp trên đây mang lại hiệu quả để xây dựng nhà chống nóng cao. Gia chủ trước khi xây dựng công trình cần tính toán và lựa chọn thiết kế phù hợp cho kiến trúc nhà ở. Cân nhắc chi phí tài chính, thiết kế nội thất, phong cách căn nhà… nhằm đảm bảo tiêu chí chống nóng và thẩm mỹ đẹp.

Giải pháp tăng cường chống nóng cho công trình

Gia chủ xây nhà ở chống nóng, chống nắng… tạo không gian sống lý tưởng cho các thành viên. Ngoài sử dụng các giải pháp chống nóng khi xây dựng phần thô, thiết kế nhà ở tản nhiệt tốt, gia chủ có thể kết hợp các giải pháp chống nóng sau xây dựng. Như:

  • Sơn chống nóng ngoại thất cho mái nhà, tường ngoại thất. Vật liệu sơn phủ có tác dụng phản quang, giảm hấp thụ nhiệt lên mái, tường nhà. 1 phần bức xạ nhiệt sẽ được phản xạ lại môi trường, giảm từ 2-3 độ C cho kết cấu nhà ở. Tuy nhiên, chi phí phun sơn cách nhiệt, chống nóng khá đắt đỏ.
  • Dán phim cách nhiệt: giải pháp được áp dụng cho các công trình nhà kính. Với xu hướng nội thất xanh, kính là vật liệu xây dựng cung cấp ánh sáng, tạo không gian mở. Dán film cách nhiệt tăng khả năng chống nóng, giảm hấp thu bức xạ cho tường và cửa sổ kính với hiệu quả cách nhiệt đạt trên 60% tùy thông số kỹ thuật của film.
  • Sử dụng rèm chống nóng, cách nhiệt cho nhà ở. Rèm nội thất chất liệu: vải cotton nhiều lớp, nhựa, rèm lá dọc gỗ… Tác dụng cản sáng, cản bức xạ nhiệt tác động trực tiếp đến căn phòng. Cần chú ý, lắp rèm sát cửa tăng hiệu quả cách nhiệt đồng thời, chọn rèm chống nắng phù hợp với nội thất nhà ở.

Nhà ở hấp thụ nhiệt từ nhiều vị trí: tường bao, trần mái, cửa sổ kính… cần xây nhà ở chống nóng với nhiều giải pháp như: vật liệu cách nhiệt, thiết kế kiến trúc tăng sự lưu thông, tản nhiệt cho không gian.

Gia chủ có thể áp dụng nhiều giải pháp kết hợp để làm mát cho công trình, đặc biệt với thiết kế hướng tây. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có định hướng, lên kế hoạch, thiết kế nhà ở chống nóng hiệu quả.

>> Xem thêm bài viết: Giải Pháp Chống Nắng Cho Nhà Hướng Tây Hiệu Quả