X

Tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

Ánh sáng mặt trời có lợi nhưng cũng không ít thành phần gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại là những thành phần chính trong ánh tự nhiên. 

Tia hồng ngoại là thành phần quan trọng khác của tia nắng tự nhiên. Tuy nhiên, ngoài những tác động có lợi khi tiếp xúc ở mức độ vừa phải, tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì tiêu cực đến sức khỏe con người hay không? Nhận định dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về tác động của tia sáng này và cách chống nắng hiệu quả kể cả trong nhà.

Hiểu về tia hồng ngoại và những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe

Tia sáng tự nhiên với 3 thành phần chính: những tia sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoạitia tử ngoại. Trong đó, tia cực tím UV có bước sóng ngắn 100 – 400nm, được phân thành các loại UVA/ UVB/ UVC. Tác động tiêu cực của tia UV lên sức khỏe khá nhiều, có thể gây cháy hay ung thư da.

Tia cực tím làm hỏng mắt khi tiếp xúc với cường độ cao trong vòng 25 phút, đồng thời cũng có khả năng phá vỡ cấu trúc đồ dùng nội thất. Do vậy, yêu cầu chống nắng khi ra đường hay trong nhà kính là rất lớn, giảm tác động tia UV lên da.

Hồng ngoại (hay tia IR) cũng là bức xạ quan trọng tạo nên thành phần và năng lượng tia sáng mặt trời. Bức xạ hồng ngoại tự nhiên làm tăng nhiệt độ cao, thường được ứng dụng để sưởi ấm. Các nghiên cứu cho thấy, tia hồng ngoại có nhiều tác động có lợi cho sức khỏe khi tiếp xúc với cường độ vừa phải:

  • Tia hồng ngoại kích thích tuần hoàn máu dưới da, tăng lưu thông máu, có lợi cho sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Tia hồng ngoại được tận dụng để sưởi ấm cơ thể, chống co cứng cơ. Nhiệt hồng ngoại tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc trên bề mặt da. Thành phần tia hồng ngoại vừa phải, giúp tăng cường hấp thụ vitamin D cho cơ thể hấp thu canxi tốt.
  • Tia hồng ngoại được ứng dụng trong y học để trị liệu, giảm đau xương khớp, làm đẹp, làm giảm các vết bầm tím dưới da.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với tia hồng ngoại ở cường độ cao trong thời gian dài sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe. Khi tiếp xúc trong thời gian dài, tác hại của tia hồng ngoại lên sức khỏe là rất lớn:

  • Bức xạ nhiệt hồng ngoại có thể gây bỏng cho da khi tiếp xúc gần dưới 45cm, trong thời gian hơn 30 phút. Nhiệt độ cao gây bỏng, tổn thương da sâu.
  • Mắt thường xuyên tiếp xúc với tia hồng ngoại sẽ gây thoái hóa, tổn thương niêm mạc. Tia hồng ngoại cường độ cao thoái hóa điểm vàng, đau nhức mắt do tia sáng chói, nặng hơn là hư hại mắt vĩnh viễn.

Đặc biệt, trong điều kiện bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất ngày càng tăng, cường độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi làm việc ngoài trời. Tránh tiếp xúc với nguồn hồng ngoại từ đèn hay ánh tự nhiên trong thời gian quá dài, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe da.

Cách chống nắng hiệu quả khỏi tia hồng ngoại độc hại

Với đặc trưng môi trường khí hậu có nhiều thay đổi, con người cần tự bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực của tia UV hay tia hồng ngoại ở cường độ cao. Các hoạt động sinh hoạt, di chuyển ngoài trời hay làm việc trong nhà đều có nguy cơ tiếp xúc với tia sáng độc hại. Một số giải pháp chống nóng hiệu quả gợi ý:

  • Dán kính chống nắng cho công trình nhà kính, cửa kính, tòa nhà văn phòng lớn. Ứng dụng cửa kính nhiều, dẫn đến nguy cơ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ cao ngay cả trong nhà kính. Phim cách nhiệt Hàn Quốc dán cửa kính, vách kính chống nắng, chống tia UV trên 90%, giảm đến 60% tia hồng ngoại xuyên qua kính và không gian. Sử dụng rèm cửa hoặc mái che chắn cho cửa kính nhà ở, văn phòng.
  • Sử dụng kem chống nắng với thành phần hóa chất có khả năng phản xạ tia UV, phân giải tia sáng mặt trời thành nhiệt năng hạn chế tác động tiêu cực lên da. Lưu ý, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50, PA+++, với chỉ số chống nắng cao. Sử dụng sau mỗi 2-4h tùy loại kem để tăng cường hiệu quả chống nắng.
  • Khi ra ngoài đường cần che chắn da bằng trang phục dày, tối màu, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cường độ cao. Đeo kính bảo hộ chống tia UV, tia hồng ngoại tác động lên mắt, gây mờ và lão hóa mắt.

Ánh sáng tự nhiên với tia hồng ngoại và tia UV với đặc trưng khác nhau. Tia UV độc hại hơn tia hồng ngoại, gây nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe. Tuy nhiên, với điều kiện cường độ ánh sáng cao, con người cần tự bảo vệ, tránh tiếp xúc cường độ cao với nắng gắt và tia tử ngoại.

Chống nắng khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc da với ánh sáng cường độ cao. Chống nóng nhà kính bằng dán film cách nhiệt, sử dụng rèm vải cách nhiệt… hạn chế tiếp xúc tia UV và ánh sáng mặt trời gay gắt ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ làm rõ mối quan tâm của bạn đọc đến tia hồng ngoại.