X

Tia UV là gì? Chỉ số gây hại và những tác động cho da, mắt và sức khỏe

Bức xạ cực tím (UV) đến từ các nguồn tự nhiên (như mặt trời) và các nguồn nhân tạo (như đèn, thiết bị hàn, laser,...). Nó gây ra nhiều tác hại xấu cho da, mắt và cả hệ miễn dịch của con người.

Hãy cùng nanofilm kỹ hơn về tia UV là gì, cũng như đặc điểm cũng như tác hại của bức xạ này nhé!

Tia UV là gì?

Tia UV (viết tắt tiếng Anh Ultraviolet) còn được gọi là tia tử ngoại hay tia cực tím, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X.

Chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời, có thể cảm nhận được sức nóng của mặt trời. Nhưng còn với tia UV bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể cảm nhận chúng qua tác dụng nhiệt hoặc đôi khi là không thể cảm nhận được.

Vậy tia UV được tạo ra từ đâu?

Có thể bạn chưa biết rằng là tất cả hững vật có nhiệt độ trên 2000 oC đều có phát ra tia tử ngoại. Trong đó nhiều nhất là từ:

  • Ánh sáng mặt trời
  • Đèn hơi thủy ngân, hồ quang điện 
  • Phản xạ từ các bề mặt khác và rải rác bởi các hạt trong không khí.

> Có thể bạn quan tâm: Năng lượng mặt trời là gì? Vai trò và ứng dụng thực tiễn

Chỉ số gây hại của tia UV như thế nào?

Chỉ số UV mặt trời toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới đo mức UV trên thang điểm từ 0 (Thấp) đến 11+ (Cực đoan). Nên chống nắng khi nồng độ UV từ 3 (Trung bình) trở lên.

Phân loại tia UV như thế nào?

Sau khi biết được tia UV là gì thì dựa vào bước sóng, tia UV được chia thành 3 loại:

  1. UVA là bức xạ UV tầm xa từ 320 đến 400nm. Nó có khả năng xâm nhập vào lớp hạ bì của da khiến da bị lão hóa sớm. UVA không dễ dàng bị hấp thụ bởi tầng ozon - khoảng 95% vượt qua.
  2. UVB là bức xạ UV sóng ngắn trong khoảng từ 280 đến 320 nm. Nó chỉ có thể xâm nhập vào lớp bảo vệ bên ngoài của da và chịu trách nhiệm cho việc thuộc da chậm, cháy nắng và hầu hết các bệnh ung thư da. Một lượng lớn UVB được hấp thụ bởi tầng ozon - chỉ 5% đạt đến bề mặt hành tinh của chúng ta.
  3. UVC, với bước sóng từ 100 đến 280nm, rất tràn đầy năng lượng. Nó rất nguy hiểm cho tất cả các dạng sống (ngay cả khi tiếp xúc ngắn). Tuy nhiên, bức xạ UVC được lọc ra bởi tầng ozon và không bao giờ đến trái đất.

Qua đây, chúng ta có thể thấy hơn 90% tia cực tím đến được với mặt đất là tia UVA. Còn lại, UVB và UVC bị tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thủng tầng ozon đang ở mức báo động khiến tia UVB và UVC có nhiều trong ánh nắng mặt trời.

 

Những tác động của tia UV lên da, mắt và sức khỏe con người

Ngoài tỏa ra sức nóng thì con người rất khó cảm nhận được rõ ràng tia UV. Vào buổi chiều mát mát, nhiều mây và ngày nắng ấm tưởng chừng không sao nhưng thật chất vẫn có tia UV và nó đang âm thầm gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Tia tử ngoại luôn cao nhất vào giữa ngày từ 11h trưa đến 3h chiều mà các giác quan của chúng ta không thể phát hiện ra bức xạ UV. Vì thế nên, chúng ta không nhận thấy được bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể cho đến khi nó được thực hiện.

Tác động của UV đối với làn da

Tia UV là gì? Đó là tia cực tím có hại cho làn da. Có thể nhiều người chưa biết cụ thể về tia Uv là gì? Nhưng những tác động của nó đối với làn da thật sự khủng khiếp:

  1. Tác động đầu tiên đó là da rám nắng, ban đỏ
  2. Lão hóa sớm- làn da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây ra tình trạng phát triển sắc tố không đều, da nhăn nheo, tàn nhang và mất độ đàn hồi theo thời gian
  3. Đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể gây ung thư da rất khó chữa trị và tốn kém 

Tác động tia UV đối với mắt

Chắc hẳn khi biết được tia UV là gì thì mọi người sẽ phần nào hiểu về tác hại của nó đối với đôi mắt. Tiếp xúc với tia UV có chỉ số gây hại cao trong nhiều ngày có thể gây ra đục thủy tinh thế. Đây là một rối loạn mắt đặc trưng do sự thay đổi cấu trúc thấu kính tinh thể gây mở mắt cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới.

Trên thực tế, những người dành nhiều thời gian dưới ánh mặt trời có thể bị đục thủy tinh thể sớm hơn những người khác. Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên đeo kính râm chống UV và mũ rộng vành để giảm tiếp xúc với tia cực tím.

Ngoài ra, tiếp xúc lâu ngày với tia UV cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý về mắt như tổn thương mô võng mạc, ban ngứa, mẩn đỏ bề ngoài của mắt.

Những tác động khác của tia UV đối với sức khỏe

Tia tử ngoại chính là một loại bức xạ có khả năng công phá hệ miễn dịch của con người. Làn da của chúng ta chính là một phần của hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã tin rằng bức xạ UV có thể thay đổi chức năng hệ miễn dịch của con người. Khi bức xạ Uv ức chế phản ứng miễn dịch thì khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm,...sẽ bị giảm gây nên nhiều bệnh lý phiền toái.

Tuy nhiên, ngày nay với công nghệ tiên tiến hiện đại con người đã không phải quá lo lắng cho những giải pháp để chống lại tia UV nữa.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến tia UV là gì và những tác hại của chúng. Ngoài việc che chắn cẩn thận khi ra đường, hạn chế đi lại vào giờ cao điểm nắng gắt, nhiệt độ cao thì sử dụng kem chống nắng cũng giúp bạn bảo vệ một phần.

>> Xem thêm bài viết:

4 giải pháp chống tia tử ngoại độc hại trong nhà kính

Biện pháp bảo vệ nội thất từ tác hại của tia tử ngoại