X

Tìm hiểu về động cơ ô tô - Phân loại theo nhiên liệu động cơ sử dụng

Như các bạn đã biết thì hiện nay động cơ ô tô không ngừng cải tiến áp dụng từ những công nghệ mới. Các nhà sản xuất  ô tô hiện nay cũng phân loại các động cơ dựa trên những dấu hiệu đặc trưng của động cơ. Động đốt trong được đánh giá là an toàn khi vận hành, ít tiêu hao nhiên liệu và hạn chế tối đa khí thải ra môi trường. Vì thế được các nhà sản xuất ứng dụng cho các dòng xe ô tô ngày nay.

Các nhà sản xuất cũng dựa vào phân loại động cơ để lựa chọn trang bị bị hợp cho từng dòng xe. Trong bài viết này cùng Nanofilm trong chuyên mục giải đáp các vấn đề liên quan và phân loại động cơ theo nhiên liệu nhé.

Động cơ là gì?

Động cơ là một thiết bị chuyển hóa năng lượng từ xăng, dầu, điện thành động năng. Cơ bản về động cơ sẽ được phân loại thành động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Mỗi loại lại được chia thành nhiều phần nhỏ có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Phân loại động cơ ô tô theo nhiên liệu sử dụng

Các loại động cơ đốt trong tạo ra công cơ thông qua việc đốt nhiên liệu hóa đá bên trong động cơ. Trong đó có 4 loại động cơ sử dụng 4 loại nhiên liệu khác nhau được áp dụng vào các động cơ ô tô. Cũng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé.

Động cơ xăng

Các loại động cơ xăng thường làm bằng hợp kim nhôm nên có trọng lượng tương đối nhẹ. Và các xi lanh của động cơ được thiết kế liền kề từng khối với nhau.

Khi các loại động cơ xăng hoạt động thì hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén qua kì nén. Đến một thời điểm nhất định sẽ tạo ra lửa đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh nhờ vào Bugi. Từ đó các nhiên liệu được đốt cháy và lan truyền ra khắp buồng đốt động cơ. Tuy nhiên đối với các thanh truyền ngắn, động cơ xăng sẽ không mang lại sự mạnh mẽ cho động cơ.

Động cơ Diesel

Loại động cơ này được làm từ nguyên liệu gang. Kết cấu các xi lanh là những ống lót rời nhau, và có thể thay thế trong thời gian sử dụng.

Các loại động cơ này khi hoạt động chỉ có phần không khí được nén trong xi lanh thông qua các kỳ nén. Diesel cao áp sẽ được phun vào xi lanh thông qua các kim phun nhiên liệu. Khi chúng gặp nhiệt độ thích hợp sẽ đốt cháy và làn truyền ra buồng đốt.

Đối với các động cơ Diesel có tỷ số nén cao. Các thanh truyền, trục khuỷu piston, xi lanh được thiết kế dài hơn động cơ xăng, cho nên mang lại một hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ cho động cơ. Chính vì điều này, hiện nay được lựa chọn để sử dụng làm động cơ ô tô chính trong ngành sản xuất ô tô.

Động cơ lai (Hybrid)

Đây là một động cơ ô tô được kết hợp từ động cơ xăng và mô tơ điện. Vì quy chế là động cơ xăng sẽ phát ra điện và nạp vào Ắc quy lớn. Vì thế các loại động cơ ô tô này cần có một bình ắc quy tiêu chuẩn.

Sử dụng cho Motơ cho bánh xe chạy kết hợp với dòng điện 270V, bên cạnh đó các dòng điện khác vẫn là 12V.  Xe sẽ hoạt động như sau (khi xe chạy ở vận tốc thấp thì động cơ điện được kích hoạt, và khi ở vận tốc lớn thì động cơ xăng sẽ vận hành cho xe chạy).

Hiện nay trên một số xe còn được trang bị bộ phận hấp thụ năng lượng từ bánh xe vào một máy phát điện, nạp vào ắc quy khi ta sử dụng phanh.

Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai loại động cơ nên nó đã giảm đáng kể lượng khí thải ra môi trường.

Động cơ năng lượng điện.

Đây là một loại động cơ ô tô thông thường, điện được dự trữ trong một bình ắc quy lớn tiêu chuẩn đặt sàn xe ô tô, trên xe không có sử dụng máy phát nên sẽ phải sạc trước khi di chuyển.

Hệ thống điện dùng cho động cơ là 290V, và các hệ thống khác là vẫn 12V.

>> Xem thêm: Phân loại và phân hạng các dòng xe ô tô phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Kết Luận

Như vậy nội dung trên Nanofilm đã chia sẻ những thông tin về động cơ ô tô cũng như phân loại động cơ theo từng loại qua nhiên liệu sử dung. Hy vọng những thông tin chỉ sẻ bên lề này sẽ giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm, trao dồi thêm nhiều kiến thức liên quan đến ô tô. Đừng quên theo dõi chúng tôi trong chuyên mục Mẹo vặt cuộc sống để biết thêm những vấn đề hay ho mà Nanofilm chia sẻ các bạn nhé.

>> Xem bài viết liên quan: Đánh giá xe ô tô: tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm về các dòng xe