X

Tìm hiểu về kính sóng trong thiết kế nhà ở

Vật liệu kính được sử dụng trong thiết kế, xây dựng, hoàn thiện nhà ở an toàn. Kết cấu nhà tổng thể trở nên sang trọng, tinh tế hơn với vật liệu kính các loại như: Kính cường lực màu, kính chống nóng, kính sóng… Ứng dụng của vật liệu kính khác nhau mang đến giá trị sử dụng khác nhau cho không gian. Kính sóng là vật liệu không quá mới trên thị trường và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Vật liệu kính sóng đã được ứng dụng trong thiết kế xây dựng từ rất lâu về trước nhưng ít ai hiểu về đặc điểm và bản chất của kính là gì? Chúng có gì nổi bật? Ứng dụng của kính lượn sóng trong thiết kế nhà ở như thế nào? Thông tin chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm đến vật liệu kính sóng nội - ngoại thất.

Kính sóng và đặc điểm nổi bật?

Kính là vật liệu quen thuộc trong nhà ở, công trình dân dụng hay nghệ thuật. Vật liệu có độ xuyên sáng tốt, tạo không gian đẹp, sang trọng với ánh sáng tự nhiên. Kính được cải tiến với công nghệ cao mang đến nhiều thiết kế đặc trưng, mới mẻ. Kính sóng đang là xu hướng được nhiều kiến trúc sư ứng dụng trong thiết kế nội thất đẹp.

Kính sóng được gia công với đường gợn sóng, gân sọc…, sản xuất trên dây chuyền công nghệ đặc biệt, 2 mặt được cán nổi gân sọc song song. Bước sóng được tạo đường gân với kích thước lớn nhỏ đều nhau, tùy theo yêu cầu thiết kế nội thất của các công trình.

Chất liệu kính sóng chủ yếu là silica, silicon dioxide, natricacbonat, đá vôi… được nung ở nhiệt độ cao, tạo nên loại vật liệu bền bỉ, tấm kính sẽ được cán nóng đinh hình gân sọc như gợn sóng. Hiện nay, kiểu kính này có nhiều loại: kính  thông thường, kính cường lực, kính màu, kính dán… mang đến tính thẩm mỹ cao trong thi công nội thất. 

Đặc điểm của kính sóng nội thất:

  • Đặc tính của kính sóng tương tự với kính nổi thông thường, có thể được gia công, tôi luyện thành kính cường lực, kính dán, kính lụa, kính phản gương… Kính không bị ẩm mốc, mối mọt, biến dạng hay trương nở, không bị cong vênh, rỉ sét, dễ vệ sinh lau chùi.
  • Thiết kế gợn sóng cho phép kính cản sáng tốt. Giải pháp chống nóng cho công trình nội - ngoại thất. Độ dày kính lớn, khả năng cản tia UV vượt trội, giảm thiểu tác động môi trường.
  • Gân kính dày, gợn sóng, tăng cường hiệu quả cách âm cho không gian, mang lại không gian sống yên tĩnh cho công trình, nhà ở. Sóng âm tiếp xúc đến bề mặt kính, sẽ được phản xạ hoàn toàn lại môi trường.
  • Kính sóng có độ dày lớn hơn so với kính thông thường. Độ biến dạng và giãn nở thấp, kính chịu được nhiệt độ cao và biến động nhiệt lớn.
  • Tính thẩm mỹ cao là đặc điểm nổi bật của kính gợn sóng. Bởi đường nét gân nổi, gợn sóng tạo nên sự uyển chuyển trong từng thiết kế. Kính sóng cũng có thể được gia công trong suốt hoặc phối màu nghệ thuật.

Ứng dụng kính sóng trong thiết kế nhà ở

Vật liệu kính sóng được nhiều kiến trúc sư lăng xê, đề xuất sử dụng để hoàn thiện nhà ở đẹp. Với sự khác biệt về mẫu mã, độ bền và tính năng, đa dạng về chủng loại mang đến nhiều ứng dụng kính sóng trong thiết kế xây dựng.

  • Kính sóng được sử dụng làm cửa đi, cửa thông phòng, vách ngăn trong không gian nội thất. Khả năng xuyên sáng vừa phải, đồng thời mang đến giá trị nghệ thuật cao cho không gian.
  • Loại kính gợn sóng cường lực được sử dụng để hoàn thiện cửa sổ, vách ngăn ngoại thất, tăng cường khả năng cách âm, cách nhiệt… Phù hợp với thiết kế nhà ở Việt.
  • Kính sóng được gia công làm tủ và đồ nội thất. 
  • Tính nghệ thuật cao, kính sóng được sử dụng làm tường trang trí cho phòng khách, sảnh khách sạn, nhà hàng, resort..

Giá kính sóng có đắt không?

Ngày càng nhiều người quan tâm đến vật liệu kính sóng khi muốn hoàn thiện thiết kế nhà ở đẹp, xây dựng không gian ấn tượng nổi bật của gia đình. Giá kính sóng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều khách hàng khi chọn mua sản phẩm. Kính sóng có nhiều loại với quy trình gia công và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. Do vậy, mức giá của kính cũng biến động theo từng loại.

Yêu cầu gia công gợn sóng 3mm, 5mm, 8mm, 10mm cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Giá thành chung của dao động ở mức:

  • Kính thường từ 850 - 1400 nghìn đồng/m2.
  • Kính cường lực có giá từ 950 - 1500 nghìn đồng/m2.
  • Kính dán sóng có giá thành đắt hơn từ 1.3-2 triệu đồng/m2. 

Giá thành sản phẩm có nhiều biến động trên thị trường. Do vậy, để chọn mua kính sóng chất lượng với báo giá gốc, gia chủ cần chọn địa chỉ sản xuất uy tín, chính hãng.

Kính sóng được gia công đặc biệt với những đường gợn sóng, tạo giá trị nghệ thuật cho không gian. Đặc điểm kính chịu lực, cách âm, cách nhiệt tốt sẽ phù hợp để hoàn thiện kiến trúc nhà xanh, mang đến không gian sống nghệ thuật cho cả gia đình. Kính sóng được ứng dụng trong nhiều công trình nhà ở, biệt thự, nhà phố, nhà hàng khách sạn cao cấp hay văn phòng làm việc… Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về loại vật liệu kính mới này.

>> Xem thêm bài viết:

Tính chi phí xây dựng nhà vật liệu kính như thế nào?

Hè mát, đông ấm với kính cách nhiệt cường lực