X

Tia tử ngoại là gì? Tia hồng ngoại là gì? Đặc điểm và ứng dụng ra sao?

Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên và nó mang lại rất nhiều lợi ích, từ việc kéo dài quá trình quang hợp, sản sinh vitamin D cho con người và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, ngoài vùng ánh sáng mà mắt người thông thường nhìn thấy được (hay còn gọi là ánh sáng khả kiến) thì mặt trời còn phát ra tia tử ngoạitia hồng ngoạikhông nhìn thấy được. Nếu phơi nắng mặt trời trong mức độ nhất định sẽ rất tốt, nhưng quá nhiều sẽ rất gây hại, đặc biệt là cho làn da.

Vậy hãy cùng Nanofilm tìm hiểu tường tận về bản chất cũng như tác dụng, tác hại của 2 loại tia tử ngoại và hồng ngoại là gì nhé!

Tia tử ngoại là gì?

Tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV) là bức xạ điện từ đến từ mặt trời và được truyền dưới dạng sóng hoặc hạt ở các bước sóng và tần số khác nhau. Dải bước sóng rộng này được gọi là phổ điện từ (EM).

Phổ thường được chia thành bảy vùng theo thứ tự bước sóng giảm dần, năng lượng và tần số tăng dần. Các ký hiệu phổ biến là sóng vô tuyến, vi sóng, tia hồng ngoại (IR), ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím (UV), tia X và tia gamma.

Trong đó tia tử ngoại nằm trong dải phổ EM giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Phân loại tia này gồm 3 loại chính:

  1. Tia tử ngoại A (kí hiệu UVA): chiếm 95% tia nắng mặt trời và không bị lớp ozone hấp thụ mà chiếu thẳng xuống mặt đất. Tia UVA sẽ xâm nhập vào tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.
  2. Tia tử ngoại B (kí hiệu UVB): nguyên nhân chính gây nên bỏng nắng, kích ứng da và ung thư da. Cũng có tác dụng tốt là giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể conngười
  3. Tia tử ngoại C (kí hiệu UVC): Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia UVC này có năng lượng cao nhất, gây hại nhất như các bệnh về da, ung thư da,..

Đặc điểm của tia tử ngoại

Các tia bức xạ UV thường tập trung cao vào buổi trưa, là khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, gần như vuông góc với mặt đất thường khoảng từ 10h sáng đến 14h chiều. Thêm vào đó, ở những nơi có không gian lớn và trống, đặc biệt ở bề mặt có tính phản xạ cao như: kính, tuyết hay mặt cát biển thì mức độ tia tử ngoại càng lớn.

Trên thực tế cho thấy mức độ của tia UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ bề mặt của tuyết. Trong các khu vực thành phố thường có ít tia UV hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng và bóng râm, cây cối ở trong thành phố.

Vài năm trở lại đây chỉ số tia cực tím ở nước ta, đặc biệt là tại TP.HCM đạt ngưỡng nguy hại và đáng báo động, đặc biệt RẤT HẠI CHO DA.

Nên người dân được khuyến khích không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết cũng như tự trang bị bảo hộ tốt cho bản thân, tránh khỏi nhữn tác hại của tia UV.

1. Tia tử ngoại có tác hại gì?

Tia UV được xem là "kẻ giết người thầm lặng" bởi bạn không thể cảm nhận được những ảnh hưởng của nó bằng mắt thường, nhưng thực ra nó đang thâm nhập sâu vào da, tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm. 

Tác hại của tia tử ngoại được gây ra chủ yếu bởi tia UVA. Bởi nó dễ dàng xuyên qua tầng ozone nên nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm, xuất hiện nếp nhăn cũng như làm tăng phần lớn nguy cơ gây ung thư da.

Nhiều người lầm tưởng rằng tia UVB và UVC đã bị giữ lại ở tầng ozone nhưng thật tế hiện nay do nhiều tác động tiêu cực, khiến cho tầng ozon bảo vệ trái đất của chúng ta đang ngày càng yếu và mỏng đi. Từ đó xuất hiện nhiều lỗ thủng, khiến cho các bức xạ năng lượng cao như tia UVB và UVB này lọt xuống bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng trầm trọng trọng đến sức khỏe con người.

Đặc biệt là trẻ em, cần được bảo vệ khỏi tia UV, thậm chí cần thiết hơn so với người trưởng thành. Bởi trẻ thường có thói quen hay ra ngoài chơi nhiều hơn nên bị phơi nhiễm nắng cao hơn, dễ tích lũy nguy cơ gây hại lâu dài.

Vậy nên tốt nhất mỗi người để bảo vệ gia đình, con em khỏi tia cực tím cần trang bị chống nắng như đeo kính râm, mũ, bôi kem chống nắng, dán phim cách nhiệt lọc tia UV cho nhà kính và ô tô, tăng cường rèm treo cho cửa kính,....

>> Xem thêm: Biện pháp bảo vệ nội thất từ tác hại của tia tử ngoại

2. Lợi ích và ứng dụng của tia tử ngoại

Ở một khía cạnh khác, tia tử ngoại cũng mang lại những ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống như:

  1. Tia UV có đặc tính khử trùng và tiệt trùng cao, có thể tiêu diệt đến 99.9% vi khuẩn trong nước. Nên tia tử ngoại được ứng dụng vào các công nghệ diệt khuẩn nước trong các nhà máy cung cấp nước cũng như sản xuất nước uống.
  2. Cung cấp vitamin D giúp cơ con người sử dụng canxi và phốt pho, làm cho xương, răng trở nên răng chắc khỏe.
  3. Ứng dụng trong việc điều trị các bệnh về da, làm chậm sự sự tăng trưởng của các tế bào da, và làm giảm triệu chứng bệnh

Tia hồng ngoại là gì?

Tia hồng ngoại (hay tia IR) là một loại trong bức xạ điện từ có bức sóng cao hơn bước sóng của ánh sáng màu đỏ và không nhìn được bằng mắt thường. 

Loại tia này được chia thành 3 dạng, bao gồm:

  • Tia hồng ngoại gần
  • Tia hồng ngoại trung
  • Tia hồng ngoại xa

Trong đó, tia hồng ngoại gần có bước sóng ngắn nhất, tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất. Bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn và ngược lại.

Đặc điểm của tia hồng ngoại

Có rất nhiều nơi sản sinh ra tia hồng ngoại, từ nguồn thiên nhiên là mặt trời, núi lửa đang hoạt động; từ nguồn nhân tạo là lò luyện kim, đúc kim loại, lò rèn, lò nấu thuỷ tinh, lò nung gạch ngói, đám cháy. Và tùy theo mức nhiệt lượng tiếp xúc mà chúng sẽ ảnh hưởng có hại hay có lợi cho con người.

1. Tia hồng ngoại gây nhiều nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người

Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là có tác dụng nhiệt rất mạnh. Nên nếu tiếp xúc gần và thường xuyên với tia hồng ngoại  có thể gây tác hại đến sức khoẻ: Ở mắt làm đục giác mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, gây hỏng giác mạc, làm khô mắt; trên da làm tổn thương da, tăng sắc tố, ban đỏ da…

Ngoài ra, tác hại của tia hồng ngoại còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, viêm mũi họng, viêm xoang và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

>> Tham khảo thêm: Tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

Vậy nên để tránh khỏi các tia tử ngoại độc hại thì những người làm gần nguồn bức xạ hồng ngoại cần bảo hộ bản thân bằng cách mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Còn đối với người bình thường thì nên hạn chế ra đường hoặc tránh ở lâu ngoài nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10-16h).

Thường xuyên bôi kem chống nắng, sử dụng dán Film cách nhiệt hoặc rèm che chắn dù đang đi ô tô hay cả ở trong nhà. Hạn chế tối đa cơ thể phơi nhiễm với tia hồng ngoại nhất.

2. Những công dụng có lợi khác của tia hồng ngoại

Bên cạnh những mặt hại thì tia hồng ngoại cũng có không ít mặt lợi và ứng dụng tốt trong cuộc sống. Nếu tiếp xúc với da ở mức nhiệt lượng phù hợp, tia hồng ngoại sẽ tỏa ra nhiệt lượng, làm ấm trên da và rất tốt cho sức khỏe. Bởi vì nhiệt lượng thúc đẩy cơ thể sinh ra một loại vật chất, chất này có tác dụng tu bổ các Protein và tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể.

Ứng dụng của tia hồng ngoại (trong khám chữa bệnh, cảm biến, bếp hồng ngoại, xông hơi)

3. Ứng dụng của tia hồng ngoại

Công nghệ hiện đại sử dụng tia hồng ngoại để làm ra:

  1. Thiết bị điện trong gia đình như đèn nhiệt và bếp điện từ, lò vi sóng, bộ điều khiển từ xa,...
  2. Ứng dụng trong kính nhìn ban đêm và camera hồng ngoại.
  3. Ứng dụng trong thiên văn học

Tia tử ngoại và tia hồng ngoại là hai loại bức xạ mặt trời không thế thiếu. Trong điều kiện thời tiết tự nhiên, tuỳ vào từng thời gian trong ngày mà hai tia này sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít đến con người. Chính vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ bản thân một cách hợp lý nhất, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng với cường độ tia tử ngoại và tia hồng ngoại cao.