X

Tổng hợp các giải pháp chống nóng nhà ở hiệu quả

Khí hậu thời tiết Việt Nam mang đặc điểm của miền nhiệt đới, nắng nóng là điều không thể tránh khỏi. Để thích nghi với môi trường, người Việt kết hợp sử dụng nhiều giải pháp chống nóng nhà ở và thành công tạo ra những không gian sinh sống thoải mái.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nanofilm tìm hiểu một số phương án chống nóng cho ngôi nhà hiệu quả nhé!

Chống nóng ngay từ khâu thiết kế

Giải pháp chống nóng nhà ở ngay từ khâu thiết kế là điều cực kỳ quan trọng nhưng đôi khi vẫn bị "bỏ quên". Ngay từ lúc lên thiết kế trên bản vẽ, chủ nhà cần lưu tâm đến một số vấn đề như hướng nhà, vị trí cửa, thiết kế mảng không gian xanh, giếng trời thông khí,...

Cụ thể như:

  1. Thiết kế tường và mái nhà chống nóng, cách nhiệt: không nên xây tường quá mỏng, cần lựa chọn kỹ các loại gạch block giúp giảm nhiệt, đỡ oi bức. Ngoài ra các vật liệu chống nóng như sơn tường, tôn lợp cách nhiệt, tấm cách nhiệt trần nhà,... nên được tận dụng một cách hợp lý.
  2. Thiết kế cửa ra vào, cửa sổ hợp lý, đảm bảo thông thoáng luồng gió nhưng vẫn đáp ứng yếu tố phong thuỷ mang lại tài lộc và sức khoẻ cho gia chủ
  3. Mảng thiết kế "xanh" trong nhà: muốn chống nóng hiệu quả thì căn nhà chắc chắn không thể thiếu khu vực cây cối xanh mát cùng những tiểu cảnh trang trí như hòn non bộ, vườn treo, thác nước,...
  4. Thiết kế không gian trong nhà tối giản, hạn chế những bức tường ngăn không cần thiết nhằm đảm bảo sự lưu thông không khí trong nhà thuận tiện, bên cạnh đó là mở rộng được tầm nhìn, tạo cảm giác rộng rãi hơn.
  5. Lựa chọn và sắp xếp vị trí nội thất phù hợp. Những đồ vật có gam màu lạnh như trắng xanh, xanh ngọc, xanh cốm,... sẽ tạo cảm giác mát mẻ hơn, ngoài ra tận dụng các đồ vật làm từ thiên nhiên như tre, nứa, gỗ,.. cũng là ý tưởng không tồi.

Còn rất nhiều phương án thiết kế nhà ở chống nóng, cách nhiệt khác nữa. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế cũng như phong cách riêng mà bạn sẽ chọn cho mình điều phù hợp nhất. Hãy tham khảo ý kiến từ những chuyên gia xây dựng hay kiến trúc sư thiết kế để tạo ra một tổ ấm ưng ý!

Chống nóng bằng cây xanh

Tất nhiên rồi! Chống nóng bằng cây xanh là giải pháp quen thuộc với mọi người. Các tiểu cảnh như hòn non bộ, dàn cây leo bám tường, đặt chậu cây cảnh bên trong và ngoài nhà,... sẽ là những "ứng cử viên sáng giá" bảo vệ bạn khỏi cái nắng nóng gay gắt. Chúng còn có tác dụng ngăn bụi, giảm ồn và mang yếu tố phong thuỷ.

Chống nóng nhà ở với vật liệu cách nhiệt hiện đại

Khi công nghệ sản xuất ngày càng phát triển thì rất nhiều loại vật liệu chống nóng, cách nhiệt tối tân ra đời. Chúng hỗ trợ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật.

1. Chống nóng trần nhà

Khu vực tường bao và phần mái là 2 nơi có diện tích tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và là "tấm chắn" bảo vệ cho không gian bên trong được thoải mái, an toàn. Nếu tường nhà được chống nóng bằng cách chọn loại gạch cùng nước sơn phù hợp thì tấm lợp mái tôn trên trần cần đến một số phương án sau:

  • Chọn tôn cách nhiệt để lợp mái ngay từ ban đầu
  • Với các loại mái thông thường bạn có thể quét sơn chống nóng để gia tăng hiệu quả 
  • Sử dụng trần nhựa thạch cao hoặc lát gạch ngói chuyên dụng để chống nóng
  • Lát bên dưới trần với lớp đệm xốp, tấm cách nhiệt, túi khí cách nhiệt hay lưới đen che nắng
  • Lắp hệ thống phun sương, phun nước làm mát trần
  • ...

2. Chống nóng bằng gạch 

Gạch chống nóng được đánh giá là dòng vật liệu khá mới trong xây dựng, giải quyết được nhiều khuyết điểm của các loại gạch thông thường. Gạch được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, có hiệu quả cách nhiệt tốt, hấp thụ - phân tán và làm giảm đi lượng nhiệt truyền vào không gian nhà ở bên trong.

Giải pháp chống nóng nhà ở bằng gạch ngày càng được ứng dụng rộng rãi, ngay cả trong các công trình dân dụng như nhà ở. Nhìn chung, giá thị trường gạch chống nóng ở mức tương đối và đa dạng phân khúc, phù hợp với đại đa số gia đình ở Việt Nam.

3. Dùng sơn chống nóng

Sơn chống nóng được chế tạo với thành phần là các chất tạo màn chuyên dụng, có khả năng phản xạ ánh sáng và tản nhiệt giúp ngăn chặn phần lớn tia bức xạ mặt trời chiếu xuyên qua tường hoặc mái tôn trần nhà. Bức xạ nhiệt khi gặp lớp sơn sẽ được "hạ nhiệt" trước khi vào không gian bên trong, điều này rất có lợi cho người và vật sinh sống trong nhà, bảo vệ gia đình bạn khỏi nguy cơ nắng nóng gây hại.

Nhiều loại sơn chất lượng có khả năng làm giảm từ 5-10 độ so với mức nhiệt ban đầu. Tuỳ theo nhu cầu và vị trí sử dụng, bạn sẽ chọn loại sơn phù hợp: Sơn chống nóng cho mái tôn; Sơn cách nhiệt tường nhà; Sơn cách nhiệt có thể trộn vữa để trát tường; Sơn cách nhiệt cho sàn bê tông;...

4. Sử dụng rèm vải 

Hiện nay, rèm vải là giải pháp chống nóng nhà ở quen thuộc nhất với mỗi gia đình. Một chiếc rèm cửa đẹp không chỉ giúp cho căn phòng trở nên thẩm mỹ, lịch sự và sang trọng hơn mà còn tạo nên một không gian mát mẻ, dễ chịu khi che đi những tia nắng mặt trời chiếu vào nhà qua lớp cửa kính.

Để chọn được chiếc rèm phù hợp, bạn cần lưu ý đến một vài khía cạnh sau:

  • Đặc tính rèm: bên cạnh các loại rèm vải thông thường thì rèm vải cách nhiệt cũng đang được ưa chuộng hiện nay. Chất liệu rèm cách nhiệt khác biệt về khả năng chống nóng, chống nắng hiệu quả. Tuy nhiên các loại rèm cách nhiệt có giá thành "nhỉnh" hơn, vì thế bạn hãy cân nhắc dùng loại rèm này tuỳ theo tình hình tài chính của mình.
  • Màu sắc: cần chọn rèm vải có màu sắc trang nhã, quan trọng hơn hết là phù hợp với tone nền của căn phòng. Ưu tiên chọn rèm có màu sắc thuộc gam màu lạnh như trắng, xám nhạt, xanh lá, xanh dương,... sẽ giúp mắt nhìn được dễ chịu hơn, giảm nhiệt và tạo không gian sinh hoạt thoải mái cho cả gia đình.
  • Chất liệu vải: đa số những loại rèm che được làm từ chất liệu vải sợi thiên nhiên, cotton hay các sợi nhựa tổng hợp khác, gỗ,... Các chất liệu rèm có tính bền, đẹp, khả năng chắn sáng tốt và giá cả hợp lý thường được nhiều người lựa chọn
  • Độ dày: hãy cân nhắc đến yếu tố này vì bên cạnh khả năng chắn ánh sáng, rèm vải còn được dùng để che chắn, ngăn chặn bức xạ nhiệt và làm cho không khí bên trong mát mẻ hơn. Nếu chọn những loại rèm quá dày sẽ khiến căn phòng trở nên nặng nề và bị tối đi. Ngược lại, nếu chọn những loại rèm quá mỏng thì khả năng chống nóng, chắn sáng không thực sự tốt.

5. Dán phim cách nhiệt cửa kính

Phim cách nhiệt là sản phẩm quen thuộc trong nhiều công trình nhà ở, với đặc điểm mỏng, gọn nhẹ, dễ dùng, dán trực tiếp trên bề mặt kính. Khả năng chống nóng khi dán phim cách nhiệt được đánh giá rất cao, giá thành phim trên thị trường đa dạng và phù hợp với người dân Việt Nam.

Phim cách nhiệt nano chính hãng có thể ngăn cản từ 60-80% lượng nhiệt mặt trời chiếu qua lớp kính, giảm đến 99% tia UV gây hại, làm giảm từ 7-10 độ, đảm bảo không gian duy trì không gian thoải mái trong nhà.

Miếng film dán rất dễ thi công và không chiếm diện tích, ngoài ra, sự đa dạng về màu sắc hay tính phản quang 1 chiều cũng là những ưu điểm nổi bật của loại sản phẩm này.

Một số giải pháp chống nóng nhà ở khác

Bên cạnh việc tận dụng giải pháp chống nóng nhà ở nhờ các vật liệu kể trên, để sở hữu một không gian sinh sống và làm việc thoải mái thì các thành viên trong gia đình nên chủ động thực hiện một số công việc sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại bóng đèn có khả năng phát nhiệt khi phát sáng
  • Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết
  • Giữ cho nhà ở gọn gàng, sắp xếp vị trí đồ đạc hay nội thất phù hợp.
  • Thường xuyên lau rửa sàn nhà bằng nước
  • Thường xuyên dọn dẹp chăn màn, ga giường, nệm gối
  • Thỉnh thoảng xịt/phun nước làm mát sản bê tông, mái hiên
  • Sắp xếp vị trí bếp và xử lý nguồn nhiệt khi nấu nướng hợp lý
  • Đừng đóng cửa suốt ngày, mở cửa để lưu thông không khí vào những thời điểm thích hợp
  • ...

> Có thể bạn quan tâm: Mẹo Hay Chống Nóng Cho Phòng Ngủ Hướng Tây Hiệu Quả

Trên đây là một số giải pháp chống nóng nhà ở hữu hiệu dành cho bạn! Hãy ứng dụng chúng một cách thông minh để có được khoảng không gian nhà ở bình yên, thoải mái và dễ chịu nhất nhé!