X

Trần thạch cao là gì? Có nên làm nhà trần thạch cao hay không?

Thạch cao là một trong những vật liệu làm trần nhà khá phổ biến có công dụng cách nhiệt, cách âm chống ẩm mốc rất tốt. Sản phẩm hoàn thành trông rất đẹp mắt, sang trọng và hiện đại bởi vậy nhiều người mong muốn làm trần thạch cao.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì trần thạch cao cũng có những khuyết điểm nhất định. Nên câu hỏi có nên làm trần thạch cao hay không là điều thắc mắc của rất nhiều người? Hãy cùng Nanofilm phân tích cụ thể và đưa ra đáp án khách quan nhất nhé!

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao nguyên chất, được tạo thành các tấm, miếng ghép lại với nhau thành kết cấu trần. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.

Ở Việt Nam, trần thạch cao được sử dụng phổ biến để thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và tăng vẻ đẹp cho không gian sống.

Trong đó kết cấu của trần thạch cao được ghép từ nhiều lớp vật liệu bao gồm: khung xương, sơn bả, tấm thạch cao và các vật tư phụ liên quan. Cụ thể:

  1. Khung xương thạch cao: có tác dụng là làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.
  2. Lớp sơn bả: Tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần, tạo vẻ đẹp cho trần.
  3. Tấm trần thạch cao: có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

Ưu điểm và nhược điểm khi làm trần thạch cao

Nhu cầu xây dựng kiến trúc thời hiện đại không chỉ phải vững chắc, rộng rãi thoáng đãng mà không gian sống còn phải đẹp. Khi bước vào một căn nhà thì điều đầu tiên đập vào mắt người nhìn chính là phần trần nhà và phần nền nhà.

Trong đó vật liệu được dùng chủ yếu làm căn phòng trở nên đẹp, sạch hay hoành tráng hơn chính là làm trần nhà bằng thạch cao. Rất nhiều người tiêu dùng băn khoăn không biết có nên làm nhà trần thạch cao không thì trước tiên nắm được ưu và nhược điểm của trân thạch cao sẽ giúp bạn tự giải đáp thắc mắc này.

Ưu điểm nổi bật của trần thạch cao 

Với nhiều ưu điểm vượt trội, trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng.

  • Đa dạng mẫu mã, có thể tạo được nhiều kiểu dạng trang trí bởi vậy tính thẩm mỹ khi làm trần thạch cao rất cao. Gia chủ sử dụng loại trần nhà này có thể thoải mái thiết kế, tạo nên phong cách khác biệt cho căn nhà của mình. 
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy cho trần nhà cho hiệu quả cao. Ngoài ra trần thạch cao còn là sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Thạch cao khá bền, ít bị nấm mốc, người thiết kế trần nhà với thạch cao thường trang trí kèm đèn chùm hoặc hệ thống đền âm tường trông vô cùng đẹp mắt. 
  • Với sự cải tiến của công nghệ tạo bọt trong nhiều năm, thạch cao trở nên bền hơn, không bắt lửa và không sinh khói bụi.
  • Thời gian thi công khá nhanh gọn, ít tốn thời gian công sức tiết giảm chi phí nhân công.
  • Trọng lượng nhẹ, sau thi hoàn công trần thạch cao không làm ảnh hưởng đến lớp trần cũ.

Với những ưu điểm này, trần thạch cao đã trở nên vô cùng hot một vài năm trước. Bởi yếu tố đầu tiên khiến gia chủ chọn trần thạch cao đó là loại trần này rất đẹp, cho tới tận lúc này chưa từng có sản phẩm làm trần nào có thể tạo hình đẹp như thế. Màu sắc thường chọn cho trần nhà là màu trắng kem, xanh lơ, hồng kem,...khá nền nã, lịch sự trang trọng và hiện đại.

Nhược điểm của trần thạch cao

Dù có kha khá ưu điểm tuyệt vời, nhưng trần thạch cao lại gặp vấn đề khá lớn khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi sử dụng.

  1. Đầu tiên là trần thạch cao kỵ nước vô cùng, chỉ với một chút nước rò rỉ sẽ nhanh chóng làm trần thạch cao ngâm nước bở ra, theo thời gian rơi rớt dần.
  2. Nhược điểm thứ hai chính là trần bị co lại, vì nhiều yếu tố trong đó vấn đề thường gặp nhất là thời tiết khiến trần thạch cao dần co rút lại. Chỉ sau vài năm, trần nhà xuất hiện những vết nứt từ nhỏ đến to dần, phá vỡ cảnh quan trông rất thiếu thẩm mỹ.
  3. Tuy trần thạch cao khá an toàn bởi không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Nhưng hiện tượng thạch cao rơi rớt cũng rất dễ gây tai nạn cho gia chủ. 

Có nên làm trần thạch cao cho nhà cấp 4 hay không?

Đa số kiến trúc nhà cấp 4 thường khá nóng, mái nhà thấp nên mùa hè luôn oi bức nóng nực. Để giảm bớt điều này, bạn có thể làm trần nhà thạch cao. Thạch cao có khả năng cách nhiệt khá tốt giúp cản một phần nắng nóng hấp thụ trên mái nhà.

Để tăng thêm phần mát mẻ và tăng tính thẩm mỹ bạn có thể thiết kế nhà cấp 4 với không gian mở, cửa lớn bằng kính diện tích rộng, tạo sự thông thoáng tuyệt đối giảm nóng bức cho ngày hè oi ả. Nhớ đừng quên dán phim cách nhiệt nhà kính cho cửa kính để cản lại sức nóng và đường đi của tia UV vào trong căn nhà.

Lựa chọn thêm đèn chùm lấp lánh, hoa văn lạ mắt cho phần trần thạch cao sẽ tạo điểm nhấn cho mái ấm gia đình bạn. Chú ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh để nước rò rỉ vào làm hư hỏng phần trần thạch cao.

Thông thường, gia chủ thích làm trần thạch cao cho nhà bếp phòng khách hoặc phòng ngủ nhưng đôi lúc cũng có người thích làm loại trần này cho phòng tắm. Vì tính chất đặc thù luôn ẩm ướt nên phòng tắm được khuyến cao không nên làm trần bằng thạch cao. 

Mặc dù những năm gần đây trần thạch cao được cải tiến khá nhiều về độ chịu nước, nhưng chắc chắn là hiệu quả sản phẩm cũng chưa thể tối ưu được.

Trên đây là một số phân tích đánh giá của Nanofilm đối với trần thạch cao giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất và cân nhắc có nên sử dụng trần thạch cao cho ngôi nhà của mình. Hy vọng là trong tương lai, sản phẩm này tiếp tục được cải tiến phát triển khả năng chống chịu nước tuyệt đối để bà con không còn phải lo lắng khi sử dụng nó.