Với điều kiện khí hậu nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài, yêu cầu chống nóng nhà ở luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhiều giải pháp chống nóng nhà ở được áp dụng, cho tất cả các vị trí có thể hấp thụ nhiệt: dán kính cách nhiệt, chống nóng mái, cửa chống nóng…
Chống nóng công trình ngay từ khi thi công với vật liệu cách nhiệt, chống nóng là điều cần thiết. Gạch chống nóng là giải pháp hiệu quả, áp dụng giúp chống nóng tường, sàn nhà hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường với nhiều sản phẩm khác nhau, gia chủ cần cân nhắc lựa chọn loại gạch phù hợp. Thông tin dưới đây sẽ hỗ trợ gia chủ chọn gạch chống nóng cho nhà ở phù hợp nhất.
Gạch chống nóng là gì?
Gạch chống nóng là vật liệu xây dựng thế hệ mới, được sản xuất với công nghệ cao, nguyên liệu đặc biệt tạo nên hiệu quả cách nhiệt, giảm hấp thụ năng lượng mặt trời. So với tường bê tông thông thường đặc nguyên khối có khả năng truyền nhiệt cao, thì vật liệu này sẽ giảm hấp thụ nhiệt, giảm truyền nhiệt vào không gian.
Không chỉ chống nóng hiệu quả mà gạch chống nóng còn rất thân thiện với môi tường và phù hợp với đặc thù khí hậu vùng miền nước ta.
Vì sao nên sử dụng gạch chống nóng?
Với đặc điểm khi hậu nắng nóng quanh năm, nhiều đợt nắng lên đến 40 độ C, không những gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc mà còn cả sức khỏe con người.
Đối với nhà mái bằng, dùng gạch chống nóng là cách hiệu quả và tiết kiệm giúp ngôi nhà chống chọi được với cái nắng gay gắt của mùa hè. Bởi cái lượng nhiệt mà bê tông hấp thụ từ bức xạ mặt trời là khá lớn, gây nóng nực, oi bức.
Hiện này, gạch chống nóng được ứng dụng nhiều cho các công trình dân dụng, thay thế gạch truyền thống, sàn bê tông. Ứng dụng tại một số nơi như sân thượng, lát sàn, chống nóng tường… với nhiều lợi thế hơn so với giải pháp chống nóng sau thi công:
- Sử dụng gạch chống nóng tăng khả năng tự chống nóng, cách nhiệt của nhà ở. Các vị trí: tường nhà, sân thượng… là nơi hấp thụ nhiệt mặt trời nhiều nhất. Độ bền gạch giảm nhiệt bức xạ mặt trời hấp thụ qua sàn, tường ảnh hưởng đến không gian bên trong. Trong khi, film cách nhiệt cửa kính chỉ giảm nhiệt được diện tích nhỏ cửa sổ, giếng trời, cửa ra vào…
- Gạch có độ bền, tuổi thọ cao, chống nóng trong thời gian dài tương đương với tuổi thọ công trình. Trong khi: panel cách nhiệt, xốp chống nóng… có tuổi thọ t và cần phải cải tạo định kỳ. Các biện pháp sơn cách nhiệt mái, tường ngoại thất dễ bay màu sơn do tác động của thời tiết.
- Gạch chống nóng đa dạng chủng loại, đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng an toàn, giảm nhiệt nội thất hiệu quả. Sử dụng trong chống nóng sàn, tường làm giảm nhiệt độ từ 3-4 độ C, so với các loại gạch và bê tông thông thường. Hiệu quả chống nóng tốt cho toàn bộ công trình, giảm chi phí chống nóng nhà ở sau thi công.
Một số loại gạch chống nóng thi công xây dựng nhà ở
Ứng dụng của gạch chống nóng công trình là rất lớn, cho lát sàn, ốp tường, xây dựng kết cấu tường nhà. Mỗi loại gạch sẽ có đặc điểm kỹ thuật khác nhau, vì vậy để chọn gạch chống nóng công trình chất lượng, giảm nhiệt hiệu quả, gia chủ cần lưu ý các tiêu chuẩn sau:
- Gạch có khả năng truyền nhiệt thấp, giảm hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời.
- Gạch có độ bền chịu lực cao, đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng an toàn.
- Gạch có khả năng chống thấm nước, chống nấm mốc, chịu được tác động tiêu cực của môi trường.
- Gạch đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ, đặc biệt với loại gạch lát sàn, sân thượng.
Gạch chống nóng đa dạng chủng loại, nhờ công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến. Gia chủ có thể tham khảo một số gợi ý hiệu quả dưới đây:
- Gạch nung màu đỏ được nung ở nhiệt độ cao, hệ số truyền nhiệt thấp. Gạch có khả năng chịu nhiệt tốt, không bạc màu, làm mát công trình hiệu quả, phù hợp để lát sân thượng, sân vườn… với nền gạch màu đỏ, tính thẩm mỹ cao phù hợp cho nhiều phong cách nhà ở.
- Gạch lá nem chống nóng – loại gạch gốm có khả năng tản nhiệt chống nóng hiệu quả. Đặc điểm thiết kế phần rãnh phía dưới có khả năng thoát nhiệt, làm mát. Gạch lá nem được sử dụng để lát sàn, sân thượng. Ngoài ra, gạch lá nem được sử dụng ốp tường nhà tăng khả năng khả năng cách nhiệt, trang trí tường nội thất.
- Chống nóng bằng gạch lỗ – loại gạch nung nhiệt độ cao làm giảm khả năng truyền nhiệt, với nhiều lỗ và ống để thoát khí. Một số loại gạch được thiết kế lõi rỗng, nhiều lỗ: 3-4-6-8 lỗ để tản nhiệt tốt, nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực.
- Gạch chống nóng bê tông bọt khí – kết cấu bê tông với tỷ trọng nhẹ, cấu trúc đa số là bọt khí. Loại gạch bê tông bọt khí có khối lượng rất nhẹ, không được sản xuất bằng biện pháp không nung. Cấu trúc với vô số bọt khí li ti có khả năng tản nhiệt, với hệ số truyền nhiệt thấp. Lựa chọn mới thay thế cho gạch nung truyền thống, độ cứng cao, chịu lực và tải trọng lớn cho nhà ở. Gạch bê tông bọt khí là giải pháp chống nóng, tiết kiệm chi phí xây dựng nhà ở hơn so với gạch truyền thống.
Chống nóng công trình là yêu cầu cần thiết, giúp giảm nhiệt hấp thụ, làm mát không gian sống. Với đặc trưng số giờ nắng cao, các giải pháp chống nóng cần được áp dụng. Sử dụng gạch chống nóng giúp giảm nhiệt công trình tối ưu, giảm các giải pháp cách nhiệt sau khi hoàn thiện, đồng thời làm tăng độ bền công trình.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp gia chủ có lựa chọn vật liệu gạch chống nóng phù hợp cho nhà ở.
>> Xem thêm: Lưu ý khi thi công gạch chống nóng 400x400 cho nhà ở