X

Vật liệu xây dựng ứng dụng trong kiến trúc nhà xanh

Xu hướng thiết kế nhà ở hiện đại theo phong cách kiến trúc xanh, lối sống gần gũi với thiên nhiên. Nhà ở theo phong cách sống xanh được ưa chuộng vì ánh sáng tự nhiênkết hợp với lưu thông khí tốt, mang đến sự thư giãn cho cư dân sinh sống bên trong. Để khai thác được ưu điểm này, thiết kế kiến trúc nhà xanh cần tuân thủ các nguyên tắc và sử dụng vật liệu phù hợp.

Hiện nay, có nhiều vật liệu được sử dụng để thiết kế nhà ở không gian xanh, gia chủ cần linh hoạt để chọn vật liệu phù hợp đảm bảo yếu tố tự nhiên, thông minh, tiết kiệm năng lượng… Chia sẻ dưới đây về vật liệu xây dựng trong kiến trúc sẽ hữu ích cho gia chủ quan tâm.

Hiểu về kiến trúc xanh và nguyên tắc thiết kế

Nhà ở xanh là xu hướng tất yếu của kiến trúc hiện đại, kể cả ở các đô thị hay khu vực nông thôn. Không gian sống kết hợp với yếu tố thiên nhiên, tiện nghi và sự thoải mái, tính bền vững, thân thiện môi trường ngày càng được đề cao. 

Thiết kế kiến trúc nhà xanh là việc xây dựng công trình nhà ở, giảm tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, thực hành lối sống lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng trong nhà ở.

Để tạo dựng một không gian sống xanh thực sự, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau trong thiết kế:

  • Xây dựng cần hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thổ nhưỡng hay cảnh quan xung quanh vị trí xây dựng nhà ở. Trên một không gian đất, cần tính toán để xây dựng nhà ở chỉ chiếm 30-40%, còn lại là không gian xanh, sân vườn. Tuy nhiên, với nhà phố đô thị sẽ khó kiểm soát diện tích xây dựng ở tỷ lệ lý tưởng này.
  • Không gian nhà ở cần khai thác hiệu quả được các yếu tố tự nhiên: Ánh sáng, gió trời, sử dụng tối ưu yếu tố nước. Các yếu tố ánh sáng, gió thiên nhiên được tận dụng sẽ giảm tối đa năng lượng điện cho nhu cầu sinh hoạt bên trong, giảm phát thải và tác động tiêu cực lên môi trường.
  • Không gian sống cần lành mạnh, trong lành. Yêu cầu người thiết kế cần tối ưu, sắp xếp không gian để tạo ra sự lưu thông không khí cần thiết, chống nóng, cách nhiệt cho nhà ở hiệu quả, giảm các tác động tiêu cực từ yếu tố môi trường, thời tiết khắc nghiệt. Không gian sống yên tĩnh, giảm ô nhiễm tiếng ồn.
  • Thiết kế không gian xanh đảm bảo yếu tố văn hóa, bản sắc dân tộc được gìn giữ. Nhà ở có thể được thiết kế theo phong cách hiện đại hay cổ điển nhưng cần đảm bảo giữ được truyền thống văn hóa, giữ được yếu tố truyền thống và bản sắc người Việt.
  • Kiến trúc nhà xanh cần gìn giữ tính nhân văn, xã hội bền vững. Thiết kế nằm trong khuôn khổ quy hoạch, tạo sự đồng bộ, bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững lâu dài.

> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng thiết kế kiến trúc nhà phố sang trọng năm 2021

Sử dụng vật liệu xây dựng cho kiến trúc nhà xanh linh hoạt

Thiết kế theo phong cách kiến trúc nhà phố xanh không hề đơn giản, đây là sự kết hợp của kiến trúc, văn hóa, vật liệu xanh, yếu tố thiên nhiên mang lại cho không gian sống tổng thể, đồng nhất. Lựa chọn và sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp cho nhà ở xanh là yêu cầu quan trọng mà gia chủ cần tuân thủ thực hiện.

Một số vật liệu lý tưởng được sử dụng nhiều trong thiết kế kiến trúc nhà xanh:

  • Gạch không nung thay thế cho gạch nung phát thải ra môi trường, tiêu hao nhiều nhiệt năng lớn. Sử dụng các loại gạch không nung được sản xuất theo công nghệ cao, có khả năng chống nóng, cách nhiệt cho tường nhà ở.
  • Gạch ốp tường nội - ngoại thất: Giải pháp trang trí, làm đẹp không gian xanh một cách tự nhiên, đồng thời chống nóng hiệu quả cho công trình. Giảm sử dụng sơn, hóa chất mà quá trình sản xuất phát thải thành phần độc hại ra môi trường.
  • Kính cường lực thay thế cho vách bê tông hấp thụ nhiều nhiệt. Cửa kính sẽ tăng cường ánh sáng thiên nhiên cho nhà phố, biệt thự… Giảm sử dụng điện năng để phục vụ hoạt động sống và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý dán phim cách nhiệt cho cửa sổ, vách kính để tăng cường khả năng chống nóng cho không gian.
  • Vật liệu tự nhiên như tre, nứa… tham gia vào kết cấu nhà ở, làm vách ngăn, mái hiên che nhà, giảm mưa gió, tác động vào không gian sống. Đồng thời, vật liệu tự nhiên sẽ tạo sự gần gũi, không gian sống thân thiện.
  • Sử dụng yếu tố ánh sáng tự nhiên hay nước tạo không gian sống trong lành, thông thoáng và tươi mát. Chú ý cần thiết kế hệ thống giếng trời, khoảng thông tầng, hệ thống cửa đi, cửa sổ hay cửa thông gió… dẫn dắt ánh sáng, khí tự nhiên lưu thông hiệu quả trong nhà.

Không gian thông thoáng, mang hơi hướng mở, gần gũi với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng là những đặc điểm của kiến trúc nhà xanh. Thiết kế không gian xanh cần tuân thủ các nguyên tắc về môi trường sống tiện nghi, công sinh với thiên nhiên, bền vững, tối ưu sử dụng năng lượng… Do vậy, gia chủ cần cân nhắc chọn vật liệu xây dựng phù hợp: Kính cách nhiệt cường lực, gạch chống nóng, gạch không nung ... kết hợp để tạo nên không gian sống xanh, an toàn cho các thành viên.