X

4 giải pháp chống tia tử ngoại độc hại trong nhà kính

Môi trường thay đổi, tầng ozon ngày càng mỏng và có nơi bị thủng khiến bức xạ mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất tăng mạnh. Thành phần tia tử ngoại (tia UV) trong tia nắng tự nhiên cao, thời gian nắng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe con người và phá hủy các cấu trúc hữu cơ, đồ dùng nội thất trong nhà ở.

Nhà kính có nhiều lợi thế cho không gian sống đô thị chật hẹp. Tuy nhiên cũng nhiều hạn chế khi độ xuyên sáng cao đã khiến đồ dùng nội thất trong nhà tiếp xúc trực tiếp với tia UV độc hại. Tác hại của tia cực tím lên sức khỏe, làm hỏng và hư hại đồ dùng. Gia chủ cần biệt pháp chống tia tử ngoại cho không gian nhà kính hiệu quả.

Hiểu về tác động của tia tử ngoại lên nhà kính và con người

Ánh sáng mặt trời tự nhiên tổng hợp của các bức xạ năng lượng, có bước sóng ngắn dài. Tia tử ngoại hay tia UV/ tia cực tím là bức xạ mặt trời có bước sóng ngắn hơn ánh sáng có thể nhìn thấy. Có thể phân chia bức xạ tử ngoại thành các loại: tia UVA (380-315 nm), UVB (315-280 nm), UVC nhỏ hơn 280nm.

Tia tử ngoại trong thành phần ánh sáng tự nhiên tác động trực tiếp lên các bề mặt tiếp xúc, sức khỏe con người. Trong điều kiện nhà kính phổ biến như hiện nay, khi con người làm việc trong nhà hay ngoài trời cũng đều dễ dàng tiếp xúc với bức xạ tia cực tím, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, độ bền và tuổi thọ của vật chất.

  • Tia tử ngoại chứa thành phần có khả năng kích thích dehydrocholesterol chuyển hóa thành vitamin D, có lợi cho quá trình chuyển hóa và phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, tia UV sẽ có lợi khi tiếp xúc với da trong thời gian ngắn và cường độ vừa phải. Thời gian phơi nắng lý tưởng từ 6-7h vào mùa hè, 6-8h vào mùa đông. Qua thời điểm này, cường độ tia UV sẽ tăng cao, bất lợi cho sức khỏe con người.
  • Tia tử ngoại có khả năng diệt trùng, khử khuẩn trên bề mặt vật dụng. Với đặc tính bước sóng ngắn, năng lượng cao tiêu diệt vi khuẩn, ứng dụng mạnh mẽ trong y học.

Ngoài ưu điểm có lợi, các nghiên cứu cho thấy: tia tử ngoại/ tia UV có nhiều tác động gây hại đáng nói nhất đến sức khỏe và vật chất.

  • Tác động tiêu cực lên mắt: rối loạn thị lực, phá hủy tế bào bảo vệ mắt, khô giác mạc, thoái hóa điểm vàng… do tia cực tím, phản xạ tia cực tím từ các bề mặt.
  • Tia cực tím cường độ cao gây bỏng da, kích thích sản sinh melanin gây đen da, sạm da. Tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài sẽ gây ung thư da, u hắc tố. Trong đó mức độ độc của tia cực tím được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: UVC, UVB, UVA. Bước sóng càng ngắn, mức độ độc với cơ thể càng cao.
  • Tia tử ngoại có khả năng phá vỡ cấu trúc nhựa, polyester, phai màu vật liệu, hỏng đồ dùng nội thất… khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Biện pháp khác để chống tia tử ngoại bảo vệ sức khỏe, nội thất nhà ở

Với sự phát triển mở rộng của nhà kính, chống nóng cho công trình là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Vật liệu kính hấp thu nhiệt, tia UV ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đồ dùng nội thất ngay cả trong nhà.

Giải pháp dán kính cách nhiệt mang lại hiệu quả chống nóng, cách nhiệt cao cho nhà kính. Phim cách nhiệt công nghệ nano ceramic cho hiệu quả giảm nhiệt sâu lên đến 80% năng lượng bức xạ, đến 99% tia UV trong ánh sáng mặt trời.

Dán phim cách nhiệt được đánh giá cao về việc chống tia UV tác động lên không gian nhà kính. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể áp dụng các giải pháp sau, hỗ trợ chống tia tử ngoại tối đa:

  • Sử dụng rèm vải cách nhiệt, chống nắng – giải pháp giảm tối đa 100% tia UV tác động lên môi trường nhà kính, đồ dùng nội thất. Chọn loại rèm cửa dày, cách nhiệt tốt, sẫm màu để hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời. Lưu ý, rèm cửa phù hợp với nội thất nhà ở hoặc văn phòng.
  • Tránh bài trí nội thất cảnh cửa sổ, khu vực chiếu sáng cường độ cao, nắng gắt trong thời gian dài. Đồ nội thất: da, gỗ, đồ điện tử… tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp. Sử dụng vải dày phủ chống nắng bảo vệ đồ dùng nội thất gần cửa sổ.
  • Lắp đặt mái che cho khu vực cửa sổ kính, mái hiên, mái che tự động… giảm tiếp xúc ánh sáng và tia UV chiếu trực tiếp vào trong nhà ở, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, đồng thời bảo vệ đồ dùng nội thất.
  • Sử dụng kem chống nắng ngay cả khi sinh hoạt và làm việc trong nhà. Kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao, giảm tia cực tím, ánh sáng xanh của thiết bị điện tử, máy tính tác động lên da. Đeo kính mắt chống ánh sáng xanh khi làm việc với máy tính.

Không gian nhà kính có mức độ xuyên sáng cao, cần trang bị giải pháp chống nắng, cản tia tử ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến không gian. Ngoài biện pháp dán phim cách nhiệt nano ceramic, gia chủ có thể áp dụng các giải pháp sử dụng: rèm cửa, sơn phủ chống nóng, thiết kế mái hiên… để giảm tối đa ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà ở.

Hy vọng những biện pháp trên đây sẽ hữu ích cho người dùng bảo vệ đồ nội thất, sức khỏe dưới tác động tiêu cực của tia tử ngoại.

>> Xem thêm bài viết: Chọn loại rèm chống nắng cửa kính hiệu quả cho khu vực văn phòng