Xe ô tô được sử dụng ngày càng phổ biến nhằm phục vụ việc đi lại, di chuyển an toàn của con người. Ô tô vận hành được nhờ hệ thống động cơ, vỏ xe bảo vệ người ngồi bên trong, hệ thống điều khiển, phanh an toàn… kết hợp. Khá nhiều chi tiết tạo nên khả năng di chuyển an toàn của ô tô.
Ô tô cần được bảo dưỡng, đảm bảo trạng thái ổn định để di chuyển an toàn. Các bộ phận điều khiển xe ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ, chúng là những chi tiết quan trọng đảm bảo xe vận hành êm ái trong mọi tình huống. Cùng tìm hiểu về các chi tiết của bộ phận điều kiện ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ qua chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu về các bộ phận điều khiển xe ô tô
Nếu động cơ xe hơi là trái tim thì hệ thống điều khiển sẽ là đầu não để xe hoạt động. Khi hiểu được về các bộ phận điều khiển ô tô sẽ giúp chủ phương tiện chủ động sử dụng và chăm sóc xe hiệu quả.
Tổng hợp về các bộ phận điều khiển ô tô dưới đây sẽ giúp chủ phương tiện hiểu rõ:
- Vô lăng hay bánh lái xe ô tô - bộ phận điều khiển hướng di chuyển của xe ô tô. Các dòng xe tại Việt Nam sẽ thiết kế vô lăng ở bên trái xe, để đảm bảo chiều thuận di chuyển bên phải.
- Bảng taplo - bảng tổng hợp của nhiều chi tiết mang chức năng điều khiển xe, buồng lái quan trọng để kiểm soát xe vận hành. Bảng taplo gồm các chi tiết như: bảng điều khiển tổng hợp, đồng hồ với màn hình, đèn báo, kim xăng… khóa điện.
- Cần số điều khiển các bánh răng ăn khớp trong hộp số: Cần điều khiển số thiết kế nằm bên phải tay của người lái xe, thuận tiện điều chỉnh số, để tăng tốc độ hay giảm tốc phù hợp với từng địa hình. Hộp số có nhiều loại, tùy từng dòng xe. Hiện nay, hộp số sàn và hộp số tự động đang được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, xe còn có trang bị hộp số vô cấp và ly hợp kép.
- Chân ga bên phải - khi ấn xuống sẽ tăng tốc độ di chuyển của phương tiện, khi muốn giảm tốc độ người dùng chỉ cần giảm chân ga.
- Chân phanh bên trái - tác dụng kiểm soát tốc độ di chuyển của xe hoặc để dừng xe hoàn toàn. Chân phanh bên trái tác dụng lên má phanh bánh sau.
Các chi tiết điều khiển được thiết kế bên trong nội thất ô tô, kết hợp để người lái điều khiển xe đi đúng hướng, đúng tốc độ. Các thao tác điều khiển đèn pha, xi nhan… thuận tiện, dễ thực hiện. Yêu cầu bộ phận điều khiển luôn trong trạng thái ổn định cho phép người lái thao tác nhanh chóng xử lý tình huống, giữ xe di chuyển an toàn.
Nguyên tắc bảo dưỡng các bộ phận điều khiển xe ô tô an toàn
Xe hơi, xe tải hoạt động sau thời gian dài sẽ bị hao mòn nhiều chi tiết. Quá trình sử dụng các bộ phận điều khiển xe hơi bị hư hại, bụi bẩn làm kẹt… ảnh hưởng đến hiệu quả điều khiển, kiểm soát xe của tài xế. Bảo dưỡng ô tô định kỳ là yêu cầu cần thiết mà chủ phương tiện cần thực hiện.
Lưu ý những nguyên tắc sau khi bảo dưỡng xe ô tô:
- Xe ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ theo số km: 3000-500km di chuyển hoặc mỗi 3-6 tháng/ lần. Mỗi bộ phận sẽ có yêu cầu thời gian bảo dưỡng và chăm sóc xe phù hợp. Tuân thủ sổ tay bảo dưỡng để giữ xe trong tình trạng ổn định. Tài xế nên mang xe đến các trung tâm bảo hành, chính hãng để được kiểm tra tình trạng xe chuẩn nhất.
- Hệ thống phanh cần được kiểm tra định kỳ, thay dầu hoặc thay mới đĩa phanh khi có dấu hiệu bị mòn. Bởi đây là bộ phận quan trọng, quyết định đến tính an toàn khi di chuyển của ô tô. Để tránh các hiện tượng mất phanh, người dùng cần chú ý đến độ nhạy của chân phanh.
- Định kỳ vệ sinh nội thất ô tô, khu vực bảng điều khiển cần được làm sạch. Tay cần số cần tránh dị vật, không bị kẹt cần số ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.
- Vị trí chân ga, chân phanh sạch, an toàn, không có dị vật khiến phanh hay ga bị kẹt, khiến xe không kiểm soát được tốc độ.
- Chủ phương tiện nên dán film cách nhiệt ô tô để chống tia UV, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến đồ nội thất bên trong. Đặc biệt là hệ thống điều khiển, vô lăng/ bánh lái, cần số… dễ bị biến dạng nhiệt nếu nhiệt độ xe tăng cao trong thời gian dài và chịu tác động kéo dài của tia cực tím cường độ cao.
Để lái xe an toàn, không gặp sự cố hay tai nạn đáng tiếc, yêu cầu bảo dưỡng chăm sóc xe định kỳ rất quan trọng. Chủ phương tiện cần hiểu về các bộ phận điều khiển của xe, hệ thống an toàn, động cơ… để hiểu được tình trạng ô tô đang gặp phải, xử lý kịp thời các hư hại.
Trang bị kiến thức về xe, các bộ phận điều khiển xe ô tô cũng như nguyên tắc bảo dưỡng ô tô để giữ xe luôn trong trạng thái tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bác tài mới hiểu và chăm sóc xe hiệu quả.