Giới yêu xe thường lưu truyền câu nói "Mua xe không sợ, chỉ sợ không đủ sức bảo dưỡng ô tô thường xuyên". Thật vậy, nếu không chú trọng việc bảo dưỡng ô tô thì dù chiếc xe đó đáng giá tiền tỷ trong thời gian ngắn cũng nhanh chóng trở nên xập xệ, xuống cấp.Vậy bảo dưỡng ô tô là gì? Bạn đã nắm hết các hạng mục bảo dưỡng ô tô hay chưa? Hãy cùng Nanofilm tìm hiểu thêm thông tin về công việc vô cùng quan trọng này nhé!Bảo dưỡng ô tô là gì?Nhiều người nghĩ rằng bảo dưỡng ô tô là thường xuyên rửa xe sạch sẽ, đậu xe trong gara nơi có bóng mát để bảo vệ xe hoặc nếu có vết xước trên áo xe thì đem đi sơn lại. Tuy nhiên, họ không biết rằng những điều trên chỉ là "hạt cát trong sa mạc", thuộc phần nhỏ bé trong số những điều phải làm để bảo dưỡng ô tô.Mỗi chiếc xe sau khoảng thời gian hoạt động nhất định các chi tiết máy cấu tạo xe đều bị hao mòn, giảm tính năng. Lúc này, cần kiểm tra thay thế các linh kiện hư hỏng, cũ kỹ hoạt động kém, thêm dầu nhớt, thay lốp,... Hay nói cách khác là kiểm tra sức khoẻ định kỳ của chiếc xe nếu có dấu hiệu bất thường xử lý ngay, đó chính là bảo dưỡng ô tô.Nhờ quá trình bảo dưỡng ô tô, xe được kéo dài tuổi thọ, mới tinh như vừa mới mua, bộ máy hoạt động trong trạng thái tốt nhất, tính an toàn được nâng cao tối đa.Những hạng mục trong bảo dưỡng ô tôĐây có lẽ là phần khiến nhiều người bất ngờ nhất vì chẳng ai nghĩ bảo dưỡng ô tô lại được chia ra thành nhiều hạng mục. Trước tiên để bảo dưỡng ô tô được tốt bạn cần nắm rõ thời điểm mang xe đi bảo dưỡng. Thông thường cách tính thời điểm sẽ dựa vào số km mà xế cưng đã đi được. Ví dụ 5000km, 10.000km, 20.000km, 40.000km, 80.000km. Hoặc tính theo chu kỳ thời gian chủ xe sử dụng ô tô ví dụ 3 tháng/lần, 6 tháng/lần.Hạng mục bảo dưỡng ô tô chia theo số km sẽ tương ứng với cấp 1, cấp 2 - 10.000km, cấp 3 - 20.000km,... Với mỗi cấp khác nhau, cách bảo dưỡng ô tô khác nhau. Khi nắm được những việc cần làm trong từng cấp, bạn sẽ chủ động hơn cả về thời và kinh phí.#1.Bảo dưỡng ô tô cấp 1(5.000km)Ở giai đoạn này, xe còn rất mới bởi vậy nhiều người thường bỏ qua không đi bảo dưỡng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong dầu sẽ lẫn các loại vụn kim loại sinh ra trong quá trình lắp ghép xe ô tô.Cần thay thế, loại bỏ lớp dầu máy này, thổi bụi trên quạt gió, máy móc đồng thời kiểm tra bộ phận máy móc có gặp lỗi gì không để sớm khắc phục.Nếu bạn có dán phim cách nhiệt ô tô cho xe, hãy bảo nhân viên kiểm tra xem phim dán đã ăn vào thành một với kính chưa.#2.Bảo dưỡng ô tô cấp 2 (10.000km)Bảo dưỡng ô tô cấp 2 sẽ tương tự như cấp 1, cũng cần phải thay dầu thổi bụi máy. Thêm nữa, vì xe đã đi được đoạn đường khá dài nên việc bảo dưỡng ô tô cấp 2 còn phải thêm 1 công đoạn. Đó chính là đảo lốp, việc đảo lốp rất cần thiết để tránh mài mòn lốp không đều, nhanh bị hỏng.#3.Bảo dưỡng ô tô cấp 3 (20.000km)Đối với việc bảo dưỡng ô tô ở cấp này, xe đã sử dụng được một thời gian lâu nên các công đoạn kiểm tra sẽ nhiều lên. Hệ thống phanh sẽ được kiểm tra xem hoạt động còn tốt không, vệ sinh hệ thống bôi trơn, vệ sinh dàn lạnh, van không tải,... Việc kiểm tra giai đoạn này sẽ chiếm rất nhiều thời gian.>> Tham khảo thêm: 7 Mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ bạn không thể lơ là#4.Bảo dưỡng ô tô cấp 4 (40.000km)Sau 40.000km, việc bảo dưỡng động cơ ô tô sẽ là vấn đề cần quan tâm nhất. Chú ý bôi trơn bộ máy, thay lọc nhiên liệu, thay dây cua roa, dầu phanh dầu ly hợp, nước làm mát, vệ sinh kim phun, buồng đốt... Những việc này giúp bộ máy hoạt động trơn tru trở lại, loại bỏ bụi bặm cặn bẩn giúp xe vận hành tốt hơn, chạy xe êm ả không tiếng ồn.Sau bảo dưỡng ô tô cấp 4, các cấp khác đều có quy trình kiểm tra thay thế tương tự cấp 4. Bạn chỉ cần thường xuyên đi bảo dưỡng. Lúc này cũng có thể tính theo 6 tháng 1 lần đến bảo dưỡng ô tô. Chỉ cần thực hiện tốt quy trình bảo dưỡng xe, xế cưng của bạn sẽ luôn mới cứng, vận hành êm ả động cơ không tiếng ồn rất dễ chịu.Trên đây Nanofilm đã giúp bạn giải đáp câu hỏi " Vậy bảo dưỡng ô tô là gì?". Ngoài những quy tắc cơ bản trong quy trình bảo dưỡng xe trên, bạn cần chú ý thêm một số loại xe đặc biệt cần quy trình bảo dưỡng riêng. Tốt nhất, nên đi bảo dưỡng ô tô tại hãng, còn nếu không thuận tiện bạn có thể gọi cho hãng để được giải đáp thắc mắc hoặc xin tư vấn bảo dưỡng ô tô ngay từ lúc mới mua xe. >> Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Nên bảo dưỡng xe ô tô ở hãng hay gara ngoài?