X

Bảo dưỡng ô tô là gì? Bảo dưỡng ô tô gồm những hạng mục nào?

Giới yêu xe thường lưu truyền câu nói "Mua xe không sợ, chỉ sợ không đủ sức bảo dưỡng ô tô thường xuyên". Thật vậy, nếu không chú trọng việc bảo dưỡng ô tô thì dù chiếc xe đó đáng giá tiền tỷ trong thời gian ngắn cũng nhanh chóng trở nên xập xệ, xuống cấp.

Vậy bảo dưỡng ô tô là gì? Bạn đã nắm hết các hạng mục bảo dưỡng ô tô hay chưa? Hãy cùng Nanofilm tìm hiểu thêm thông tin về công việc vô cùng quan trọng này nhé!

Bảo dưỡng ô tô là gì?

Nhiều người nghĩ rằng bảo dưỡng ô tô là thường xuyên rửa xe sạch sẽ, đậu xe trong gara nơi có bóng mát để bảo vệ xe hoặc nếu có vết xước trên áo xe thì đem đi sơn lại. Tuy nhiên, họ không biết rằng những điều trên chỉ là "hạt cát trong sa mạc", thuộc phần nhỏ bé trong số những điều phải làm để bảo dưỡng ô tô.

Mỗi chiếc xe sau khoảng thời gian hoạt động nhất định các chi tiết máy cấu tạo xe đều bị hao mòn, giảm tính năng. Lúc này, cần kiểm tra thay thế các linh kiện hư hỏng, cũ kỹ hoạt động kém, thêm dầu nhớt, thay lốp,... Hay nói cách khác là kiểm tra sức khoẻ định kỳ của chiếc xe nếu có dấu hiệu bất thường xử lý ngay, đó chính là bảo dưỡng ô tô.

Nhờ quá trình bảo dưỡng ô tô, xe được kéo dài tuổi thọ, mới tinh như vừa mới mua, bộ máy hoạt động trong trạng thái tốt nhất, tính an toàn được nâng cao tối đa.

Nguyên tắc bảo dưỡng ô tô tài xế mới cần biết

Bất cứ tài xế nào khi sử dụng phương tiện cũng cần tuân thủ các quy định về bảo dưỡng xe ô tô định kỳ. Hoạt động bảo dưỡng bao gồm: kiểm tra, sửa chữa và thay mới phụ kiện có dấu hiệu hư hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi di chuyển.

Sau thời gian dài sử dụng, quãng đường di chuyển lớn các chi tiết xe sẽ bị ăn mòn, lệch tâm, phanh xe không ăn… gây nguy hiểm, có thể gây tai nạn, mất lái. Bảo dưỡng xế hộp đảm bảo các chi tiết ổn định và đạt chuẩn để lái xe an toàn.

Nguyên tắc bảo dưỡng ô tô mà các bác tài cần lưu ý, khi sử dụng xe:

  • Mỗi dòng xe sẽ có thông số, yêu cầu kỹ thuật, áp suất lốp, hệ thống phanh… hoạt động khác nhau. Chủ xe cần hiểu về ô tô, tình trạng ô tô để kịp thời đưa đi bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Tuân thủ theo sổ tay bảo dưỡng, định kỳ đưa xe đi kiểm tra, chăm sóc và thay thế phụ tùng.
  • Trung bình cứ sau mỗi 6 tháng hoặc 5000km di chuyển, tài xế cần mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng.
  • Tuân thủ quy trình các bước kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết: động cơ, thân vỏ, các dung dịch chất lỏng trong xe… đảm bảo rà soát các yếu tố có nguy cơ hư hỏng, hao mòn sau thời gian sử dụng.
  • Xe được mang đi bảo dưỡng định kỳ nhưng trong quá trình sử dụng vẫn cần tuân thủ các yêu cầu vệ sinh, giữ xe sạch. Bảo vệ ô tô bằng cách rửa xe, hút bụi, che đậy với bạt phủ ô tô khi để ngoài trời nắng… tránh tác động hư hại từ môi trường
  • Bảo dưỡng xe cần thợ cơ khí có chuyên môn, hiểu về kỹ thuật xe để kiểm tra đánh giá tình trạng xe chính xác.
  • Bảo dưỡng sửa chữa cần sử dụng phụ tùng, phụ kiện ô tô chính hãng, đồng bộ đảm bảo an toàn cho phương tiện.

>> Tham khảo: 7 Mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ bạn không thể lơ là

Những mốc thời gian bảo dưỡng ô tô

Đây có lẽ là phần khiến nhiều người bất ngờ nhất vì chẳng ai nghĩ bảo dưỡng ô tô lại được chia ra thành nhiều hạng mục. Trước tiên để bảo dưỡng ô tô được tốt bạn cần nắm rõ thời điểm mang xe đi bảo dưỡng. 

Thông thường cách tính thời điểm sẽ dựa vào số km mà xế cưng đã đi được. Ví dụ 5000km, 10.000km, 20.000km, 40.000km, 80.000km. Hoặc tính theo chu kỳ thời gian chủ xe sử dụng ô tô ví dụ 3 tháng/lần, 6 tháng/lần.

Hạng mục bảo dưỡng ô tô chia theo số km sẽ tương ứng với cấp 1, cấp 2 - 10.000km, cấp 3 - 20.000km,... Với mỗi cấp khác nhau, cách bảo dưỡng ô tô khác nhau. Khi nắm được những việc cần làm trong từng cấp, bạn sẽ chủ động hơn cả về thời và kinh phí.

Bảo dưỡng ô tô cấp 1: 3.000 - 50.00 Km đối với ô tô mới

Ở giai đoạn này, xe còn rất mới bởi vậy nhiều người thường bỏ qua không đi bảo dưỡng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong dầu sẽ lẫn các loại vụn kim loại sinh ra trong quá trình lắp ghép xe ô tô.

Cần thay thế, loại bỏ lớp dầu máy này, thổi bụi trên quạt gió, máy móc đồng thời kiểm tra bộ phận máy móc có gặp lỗi gì không để sớm khắc phục.

Nếu bạn có dán phim cách nhiệt ô tô cho xe, hãy bảo nhân viên kiểm tra xem phim dán đã ăn vào thành một với kính chưa.

Bảo dưỡng ô tô cấp 2: 5.000 - 10.000Km

Bảo dưỡng ô tô cấp 2 sẽ tương tự như cấp 1, cũng cần phải thay dầu thổi bụi máy. Thêm nữa, vì xe đã đi được đoạn đường khá dài nên việc bảo dưỡng ô tô cấp 2 còn phải thêm 1 công đoạn. Đó chính là đảo lốp, việc đảo lốp rất cần thiết để tránh mài mòn lốp không đều, nhanh bị hỏng.

#3 Bảo dưỡng ô tô cấp 3: 30.000 Km

Đối với việc bảo dưỡng ô tô ở cấp này, xe đã sử dụng được một thời gian lâu nên các công đoạn kiểm tra sẽ nhiều lên. Hệ thống phanh sẽ được kiểm tra xem hoạt động còn tốt không, vệ sinh hệ thống bôi trơn, vệ sinh dàn lạnh, van không tải,... Việc kiểm tra giai đoạn này sẽ chiếm rất nhiều thời gian.

>> Tham khảo: 7 Mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ bạn không thể lơ là

Bảo dưỡng ô tô cấp 4: 40.000 Km

Sau 40.000km, việc bảo dưỡng động cơ ô tô sẽ là vấn đề cần quan tâm nhất. Chú ý bôi trơn bộ máy, thay lọc nhiên liệu, thay dây cua roa, dầu phanh dầu ly hợp, nước làm mát, vệ sinh kim phun, buồng đốt... Những việc này giúp bộ máy hoạt động trơn tru trở lại, loại bỏ bụi bặm cặn bẩn giúp xe vận hành tốt hơn, chạy xe êm ả không tiếng ồn.

Sau bảo dưỡng ô tô cấp 4, các cấp khác đều có quy trình kiểm tra thay thế tương tự cấp 4. Bạn chỉ cần thường xuyên đi bảo dưỡng. Lúc này cũng có thể tính theo 6 tháng 1 lần đến bảo dưỡng ô tô. Chỉ cần thực hiện tốt quy trình bảo dưỡng xe, xế cưng của bạn sẽ luôn mới cứng, vận hành êm ả động cơ không tiếng ồn rất dễ chịu.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm xương máu khi bảo dưỡng xe ô tô

Bảo dưỡng ô tô cấp 5: 50.000 Km

Sau 50.000km, bạn cần tiến hành thay dầu hộp số sàn, thay dầu hộp số tự động tùy theo loại ô tô. Đây cũng là thời điểm bạn cần làm sạch hộp đựng nước và thay mới toàn bộ nước làm mát của ô tô.

Bạn cũng cần bảo dưỡng hệ thống phanh, hệ thống trợ lực, đèn cảnh báo, hệ thống đèn xe và lốp xe.

Quy trình bảo dưỡng ô tô

Với các bác tài mới sẽ khá ít thông tin về bảo dưỡng xe ô tô như thế nào đúng chuẩn? Do các bác tài không được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa. Quy trình bảo dưỡng ô tô dưới đây sẽ là thông tin hữu ích để các bác tài nắm rõ các khâu quan trọng:

  • Bước 1: kiểm tra khoang động cơ - Đây là bộ phận quan trọng, quyết định đến hiệu suất hoạt động của phương tiện. Kiểm tra vệ sinh khoang máy, chi tiết động cơ, ắc quy, rơ le… bảo đảm trong tình trạng tốt. Lưu ý, kiểm tra nước làm mát động cơ, đảm bảo mực nước nằm ở giữa full - low. Nước làm mát quan trọng, giúp động cơ tản nhiệt, tránh hao mòn và tiêu hao nhiều nhiên liệu.
  • Bước 2: bảo dưỡng hệ thống phanh - bộ phận quan trọng, giữ xe an toàn khi tham gia giao thông. Cần kiểm tra mức dầu phanh, đảm bảo áp lực dầu phong, không có cặn ảnh hưởng đến hệ thống phanh không ăn. Kiểm tra hệ thống phanh có hoạt động ổn định, nhạy hay không, má phanh có mòn hay không.
  • Bước 3: kiểm tra hệ thống cấp dầu bôi trơn động cơ, dầu trục lái (tùy từng dòng xe). Hệ thống cấp dầu cần được giữ ở mức ổn định, dầu thay định kỳ theo quy định của nhà sản xuất.
  • Bước 4: Kiểm tra acquy - nguồn cấp điện cho động cơ và các thiết bị điện trên xe. Thông thường, ắc quy thường là loại acquy miễn bảo dưỡng. Tuy nhiên, cần tiến hành vệ sinh, sạc acquy định kỳ để tránh chết máy.
  • Bước 5: Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống đèn: đèn pha, xi nhan, đèn gầm ô tô, đèn hậu… đảm bảo đèn chiếu sáng nhạy, hoạt động ổn định.
  • Bước 6: Bảo dưỡng lốp, kiểm tra độ mòn, áp suất lốp có đảm bảo an toàn hay không. 
  • Bước 7: hút bụi và vệ sinh nội thất ô tô. Vệ sinh bụi bẩn, khử mùi, thức ăn thừa tích tụ lâu ngày. 
  • Bước 8: tiến hành kiểm tra, rửa xe, vệ sinh và bảo dưỡng ngoại thất.

Những lưu ý khi đi bảo dưỡng ô tô

Bạn có thể lựa chọn bảo dưỡng ô tô định kỳ dựa theo số km hoặc theo tháng tùy loại xe. Sau khi lên kế hoạch cụ thể về các mốc bảo dưỡng xe ô tô, bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng theo đúng kế hoạch.

Việc kiểm tra định kỳ giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý hư hỏng, hao mòn các chi tiết, động cơ xe. Việc bảo dưỡng giúp xe luôn vận hành thông suốt, êm ái, bền bỉ.

Xe được chăm chút sẽ hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu bền đồng thời cũng đảm bảo an toàn khi lưu thông. Việc bảo dưỡng là công việc thường xuyên và kéo dài cần chuyên môn, chính vì thế bạn nên mang xe đến bảo dưỡng tại hãng hoặc gara uy tín. 

>> Tham khảo: Bảo dưỡng định kỳ các bộ phận sau để tránh cháy nổ nguy hiểm

Nên chọn bảo dưỡng ở hãng hay Gara ô tô

Đây là câu hỏi thường gặp khi bạn muốn lên kế hoạch bảo dưỡng xe. Bảo dưỡng tại hãng hay gara ngoài đều có những lợi ích riêng.

Bảo dưỡng tại hãng

Làm tại hàng bạn sẽ nhận được những chương trình ưu đãi riêng của hãng. Thợ chuyên nghiệp của hãng sẽ hiểu rõ về đặc tính ô tô riêng của từng hãng.

Khi có nhu cầu thay thế linh kiện bạn cũng có thể yên tâm về chất lượng, nguồn gốc và đồng bộ và phụ kiện thay thế luôn có sẵn, tiết kiệm thời gian sửa chữa. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Tuy nhiên, bảo hành tại hãng thường có chi phí cao hơn so với gara bên ngoài.

Bảo dưỡng tại gara bên ngoài

Còn khi bạn sử dụng các dịch vụ tại trung tâm bên ngoài sẽ có chi phí thấp hơn, quy trình bảo dưỡng linh động tùy theo tình trạng xe, tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên nên lựa chọn không đúng nơi úy tín, xe ô tô bạn có nguy cơ bị thay mưới các sản phẩm kém chất lượng mà báo giá là cao. Đôi lúc chuẩn đoán ô tô bị nhiều bệnh để lấy tiên khách hàng.

Xe có muôn hình vạn trạng các trường hợp bảo dưỡng ô tô khác nhau, nhưng điều duy nhất Nanofilm khuyên bạn hãy CHỌN NƠI UY TÍN để làm nhé!

Trên đây Nanofilm đã giúp bạn giải đáp câu hỏi "bảo dưỡng ô tô là gì?". Ngoài những nguyên tắc, quy trình và lưu ý khi đi bảo dưỡng xe ô tô. Bạn cần chú ý thêm một số loại xe đặc biệt cần quy trình bảo dưỡng riêng. Tốt nhất, nên đi bảo dưỡng ô tô tại hãng, còn nếu không thuận tiện bạn có thể gọi cho hãng để được giải đáp thắc mắc hoặc xin tư vấn bảo dưỡng ô tô ngay từ lúc mới mua xe.