X

Bí quyết lái xe an toàn trong vùng ngập nước đô thị

Tình trạng ngập nước diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi, không chỉ ở những khu vực có nhiều sông suối, đất thấp. Đô thị bị ngập nước do hệ thống thoát nước kém phát triển và không đồng bộ. Tình trạng ngập nước kéo dài gây nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng đến người tham gia giao thông trên đường.

Nhiều trường hợp lái xe ô tô, xe máy gặp nguy hiểm, va chạm, chết máy khi đô thị ngập nước. Vậy làm thế nào để lái xe an toàn trong vùng ngập nước? Chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm tìm kiếm giải pháp lái xe an toàn khi đường xá giao thông bị ngập nước.

Rủi ro và nguy hiểm khi di chuyển trong đô thị ngập nước

Nhiều đô thị lớn gặp tình trạng ngập nước ở các tuyến phố lớn, nhỏ. Nguyên nhân do hệ thống thoát nước kém, không đủ năng lực thoát nước trong thời gian ngắn. Những năm gần đây, tình trạng thủy triều dâng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ven biển đặc biệt nghiêm trọng… điều này khiến vấn đề ngập nước diễn ra thường xuyên và gây nhiều ảnh hưởng hơn.

Việc lái xe ô tô khi ngập nước sẽ khiến tài xế và các phương tiện gặp nhiều nguy hiểm như:

  • Xe bị chết máy, nước vào lọt vào khe hút gió và động cơ, làm chết máy, chập điện toàn bộ hệ thống.
  • Xe di chuyển nhưng gặp phải hố ga hay vật cản nằm ẩn trong nước gây nhiều nguy hiểm, thiệt hại cho phương tiện. 
  • Hiện tượng thủy kích, gây thiệt hại về kinh tế cho nhiều chủ xe khi di chuyển trong thời điểm đô thị ngập nước.

Các giải pháp giúp tài xế lái xe an toàn trong vùng ngập nước

Việc sinh sống, làm việc và di chuyển trong đô thị ngập nước sẽ diễn ra thường xuyên, do vậy, chủ phương tiện, tài xế cần tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi di chuyển trên đường, bảo vệ bản thân và xế hộp hiệu quả. Một số kinh nghiệm giúp các bác tài lái xe an toàn khi ngập nước tại đô thị:

  • Lái xe tốc độ chậm để đánh giá tình hình hình. Nhười cầm lái cần đánh giá độ sâu mực nước, khoảng cao và thấp nhất trước khi quyết định vượt qua khu vực ngập. Tùy từng dòng xe gầm cao hay gầm thấp mà quyết định vượt qua. Với dòng sedan, độ sâu an toàn là 25cm, dòng xe gầm cao thì độ sâu an toàn sẽ là 35cm. Lái xe tốc độ chậm sẽ giúp tài xế xử lý tình huống, tránh đâm phải hố ga nguy hiểm.
  • Sử dụng đèn gầm và đèn chiếu sáng để đánh giá độ sâu khi di chuyển trời tối. Đồng thời bật đèn cảnh báo nguy hiểm với các xe phía sau, không chạy song song 2 xe cùng nhau.
  • Tài xế nên tắt điều hòa để giảm thiểu thiệt hại khi lái xe trong khu vực ngập nước. Bởi điều hòa chạy sẽ giảm công suất động cơ khi lội nước, đồng thời quạt hút gió hoạt động sẽ khiến nước dễ lọt vào động cơ gây thiệt hại hơn. Do vậy, bạn nên hạ kính xuống để không khí bên trong xe lưu chuyển tốt.
  • Di chuyển xe qua vùng ngập nước cần để số thấp ở mức 1-2, giữ chân đều ga, tuyệt đối không dừng lại ở giữa vũng nước. Việc giữ chân đều ga với tốc độ chậm 10-15km/h sẽ giúp xe di chuyển ổn định, nước không vào động cơ, gây hiện tượng thủy kích.
  • Di chuyển xe nên chọn vị trí cao nhất của mặt đường - thường là giữ đường để giảm độ sâu vùng ngập nước. Tài xế cần di chuyển lần lượt, tránh chạy song song bị tạt nước mạnh vào động cơ. Chú ý, tránh xe ngược chiều chạy nhanh có thể tạo sóng nước nước, tạt làm nước tràn qua nắp capo, gây hiện tượng thủy kích. Do vậy, tất cả các phương tiện cần di chuyển từ từ để bảo vệ nhau khi di chuyển ở vùng nước ngập nguy hiểm.
  • Tài xế cũng có thể tháo đường ống hút gió ở phía đầu xe để giúp động cơ hút gió ở phía trên cao hơn mặt nước, tránh lấy gió từ phía gầm thấp, ảnh hưởng nhiều đến động cơ.
  • Khi xe bắt đầu di chuyển qua vùng nước ngập lớn thì tăng tốc độ để nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Tăng tốc độ về số một cách từ từ.
  • Với những trường hợp xe bị chết máy, thủy kích hoặc sập hố ga… thì bạn nên tắt máy và gọi cứu hộ.

Xe ô tô an toàn nhưng cũng sẽ khó quan sát và đánh giá nếu đường ngập nước quá cao. Việc di chuyển gặp nhiều nguy hiểm khó lường, đặc biệt ở những địa hình mới, rất dễ gây thiệt hại về người và của. Để lái xe an toàn trong vùng ngập nước, tài xế cần chủ động, quan sát các cảnh báo và đánh giá tình hình khu vực, di chuyển chậm… Chủ phương tiện cần trang bị thêm phụ kiện ô tô bảo vệ xe khi di chuyển trong thời tiết mưa và ngập thường xuyên. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm, có thêm kinh nghiệm lái xe an toàn.

>> Xem thêm bài viết:

5 điểm cần biết để lái xe an toàn trong sương mù

6 lưu ý quan trọng để lái xe an toàn dưới trời mưa

Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn khi không có đèn đường ban đêm