X

Cách phục hồi chóa đèn, đèn pha ô tô hiệu quả

Đèn pha là bộ phận quan trọng giúp ô tô, xe tải vận hành hiệu quả, an toàn. Chóa đèn giúp phân bố ánh sáng đèn pha, đồng thời giúp người điều khiển phương tiện có thể theo dõi, quan sát đường đi an toàn. Đặc biệt trong thời điểm sương mù, thường xuyên đi đêm. 

Bộ phận chóa đèn và đèn pha ô tô dễ bị mờ, hỏng giảm tầm nhìn khiến việc lái xe kém an toàn. Nếu bạn đang gặp các vấn đề trên thị năm ngay các cách phục hồi chóa đèn, đèn pha ô tô hiệu quả dưới đây nhé!

Tình trạng chóa đèn ô tô bị mờ và cách phục hồi

Chóa đèn ô tô là bộ phận quan trọng, hỗ trợ làm tăng cường độ ánh sáng của đèn pha. Ô tô trang bị chóa đèn giúp tăng cường khả năng phản quang, tập trung ánh sáng hiệu quả. Chóa đèn là một phụ kiện ô tô, xe tải, được ứng dụng cho các công nghệ đèn hiện đại hiện nay: halogen, led, laser, Bi-xenon.

Thiết kế chóa đèn với lớp tráng bạc, giảm thất thoát ánh sáng, tăng khả năng tập trung của các tia sáng. Sau thời gian dài không sử dụng, chóa đèn sẽ bị mờ, ăn mòn, oxy hóa do tác động môi trường.

Một số nguyên nhân khiến chóa đèn bị mờ:

  • Thời gian sử dụng đèn pha quá lâu, liên tục khiến lớp sơn chóa đèn bị bong tróc, lâu dần bị ngấm nước và oxy hóa.
  • Chóa đèn không được vệ sinh đúng cách, chỉ làm sạch với nước và chất tẩy thông thường. Hóa chất ăn mòn mạnh làm hỏng và mờ chóa đèn.

Cách khắc phục và phục hồi chóa đèn bị mờ hiệu quả:

  • Tiến hành vệ sinh chóa đèn bằng khăn mềm, sợi cotton hơi ẩm. Sau đó đánh giá tình trạng chóa đèn bị trầy xước, oxy hóa có nặng không để tiến hành phục hồi.
  • Đánh bóng các vết trầy xước bằng giấy nhám. Lưu ý, khoanh vùng bị trầy xước trên chóa đèn để tránh quá trình đánh bóng khiến vết xước lan rộng. Sử dụng giấy nhám loại mịn, chuyên dụng để đánh móng nhẹ, từ từ cho đến khi các vết xước nhỏ biến mất.
  • Sử dụng wax bảo dưỡng để phủ lên chóa đèn đã được đánh bóng. Lớp wax bảo dưỡng có tác dụng bảo vệ, chống oxy hóa, ăn mòn bề mặt chóa đèn.

Trường hợp chóa đèn bị mờ, xước và ố vàng nặng cần mang đến gara để được thợ hỗ trợ hoặc thay mới.

>> Xem thêm: Nên làm gì để chống chói đèn pha ô tô khi đi đêm

Các vấn đề thường gặp với đèn pha ô tô và cách phục hồi

Đèn pha ô tô cũng là bộ phận quan trọng, cần được bảo dưỡng, chăm sóc thường xuyên. Tình trạng đèn pha xe ô tô bị mờ, trầy xước, hấp hơi nước, ố vàng… diễn ra khá phổ biến, cho cả các dòng xe mới và cũ. Nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị mờ, hoạt động kém hiệu quả có thể do:

  • Tác động môi trường biến đổi nhiệt độ thất thường: nóng lạnh biến đổi phá hủy lớp nhựa bảo vệ đèn pha. Chủ phương tiện không sử dụng bạt phủ ô tô bảo vệ, thường xuyên đậu đỗ ở vị trí nắng gắt.
  • Đèn pha ô tô va quệt bị trầy xước. Do quá trình di chuyển hay đậu đỗ, phần đèn pha ô tô dễ va chạm cần được bảo vệ để tránh xước, hỏng.
  • Đèn pha ô tô bị ngấm nước, do khí hậu nồm ẩm. Kết cấu đền pha không kín, gioăng cao su bị hở… dẫn đến hiện tượng hơi nước xâm nhập. Quá trình rửa xe kèm hóa chất khiến nước xâm nhập vào bên trong gây hấp hơi.

Các phục hồi đèn pha ô tô trong một số trường hợp cụ thể:

  • Phục hồi đèn pha bị ố vàng bằng cách súc rửa hóa chất chuyên dụng đã được pha loãng. Lưu ý, trường hợp đèn bị ố vàng do mất lớp bảo vệ bên ngoài mới có thể khắc phục. Tình trạng đèn ố vàng lâu ngày, do nhiệt nên thay mới để đảm bảo an toàn, tránh mất thời gian.
  • Phục hồi đèn pha bị hấp hơi nước - tháo lớp silicon phía sau chóa đèn, làm khô hơi nước bên trong, vệ sinh chóa đèn và sau cùng là dùng keo chuyên dụng để bít kín đầu, ngăn cản hơi nước tái xâm nhập.
  • Phục hồi đèn pha ô tô bị mờ, xước bằng cách đánh bóng bằng kem đánh răng hoặc xi chuyên dụng. Trước tiên cần vệ sinh đèn pha, sử dụng giấy giáp mỏng mịn để đánh nhẹ làm mất các vết xước. Sau đó, bôi lớp xi chuyên dụng, đánh bóng để tạo lớp bảo vệ đèn pha.

LƯU Ý: các bác tài cần bảo dưỡng, vệ sinh vị trí đèn pha, chóa đèn ô tô định kỳ. Loại bỏ bụi bẩn, hơi nước để tránh các bộ phận bị ăn mòn, oxy hóa.

Chóa đèn và đèn pha ô tô là bộ phận quan trọng giúp việc quan sát, lái xe an toàn. Dưới tác động của thời tiết, yếu tố môi trường, chóa đèn bị oxy hóa mờ đi, đèn pha ô tô bị trầy xước, hấp hơi nước… giảm tầm nhìn của tài xế khi sử dụng phương tiện.

Chóa đèn và đèn pha ô tô bị trầy xước và mờ nhẹ có thể phục hồi bằng cách đánh bóng, sử dụng hóa chất vệ sinh chuyên dụng. Tuy nhiên, các bác tài cần biết cách tháo lắp và đánh bóng tránh làm hỏng phụ kiện ô tô quan trọng này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp các bác tài biết cách chăm sóc, phục hồi chóa đèn và đèn pha ô tô thường xuyên bị trầy xước, mờ hỏng.

>> Tham khảo: Trang bị cần thiết cho ô tô giúp kính chống lóa đèn pha

Hướng dẫn các dán phim cách nhiệt chống xước, chóa đèn pha

Chóa đèn là bộ phận ít được chú ý và quan sát. Việc vệ sinh chóa đèn, dán chóa đèn chống xước cần thiết, để bảo vệ phụ kiện ô tô an toàn, đảm bảo hiệu suất hoạt động.

Trong đó cách hiệu quả chính là dán dán chóa đèn ô tô. Việc thi công film dán chóa đèn không quá phức tạp, người dùng có thể tự dán theo các bước hướng dẫn đơn giản sau:

  • Bước 1: chọn mua loại giấy dán kính chuyên dụng, để chống nắng, chống trầy xước hiệu quả cho chóa đèn. Đồng thời đảm bảo cường độ ánh sáng xuyên qua ổn định.
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt chóa đèn thật sạch, với hóa chất chuyên dụng và khăn lau mềm. Bề mặt chóa đèn không có bụi bẩn, các vết rỉ sét hay cặn canxi ảnh hưởng đến việc dán kính.
  • Bước 3: cắt giấy decal dán chóa đèn vừa vặn với các vị trí hoa văn. Bóc lớp keo dán phía dưới và vuốt nhẹ để miếng decal bám chặt hiệu quả.
  • Bước 4: sử dụng máy sấy nóng để miếng decal bám chặt vào chóa đèn, vuốt và miết để loại bỏ các bọt khí. Yêu cầu người dùng cần thao tác tỉ mỉ, đảm bảo chóa đèn không có nổi bọt khí hay gồ ghề. 
  • Bước 5: dùng dao lam gọt và xử lý các vết decal dư thừa, đảm bảo tính thẩm mỹ cho chóa đèn.

Ngoài việc dán chóa đèn chống trầy xước, người dùng cần tiến hành vệ sinh và chăm sóc chóa đèn thường xuyên. Với các biện pháp bảo vệ chóa đèn như: chống nắng cho xe, sử dụng bạt phủ ô tô, để xe trong hầm, không sử dụng chóa đèn thường xuyên trong thời gian dài, sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho xe, lau chùi và đánh bóng chóa đèn định kỳ.