Các giải pháp chống nắng như giấy dán kính chống nắng, rèm chống nắng được ứng dụng nhiều cho văn phòng. Rèm chống nắng cửa kính được sử dụng nhiều, mang lại hiệu quả giảm nhiệt sâu, làm mát văn phòng hiệu quả. Tuy nhiên, vì đặc trưng văn phòng khác biệt với nhà ở nên chúng ta cần chọn loại rèm chống nắng như thế nào là phù hợp?
Tư vấn loại rèm chống nắng cửa kính cho khu vực văn phòng
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, yêu cầu chống nóng cho văn phòng, tòa nhà kính là rất lớn. Cửa kính là giải pháp cấp ánh sáng tự nhiên cho văn phòng nhưng cũng gây nhiều vấn đề. Khu vực cửa kính hấp thụ nhiệt cao làm nóng không gian văn phòng, giảm hiệu suất công việc và tiêu tốn năng lượng làm mát.
Lắp đặt rèm cửa chống nắng là giải pháp làm mát văn phòng, nhà ở. Rèm cửa thường được sản xuất bằng vải dày, nhựa PVC… có khả năng ngăn cản ánh sáng gần như tuyệt đối, giảm hấp thu nhiệt năng lượng mặt trời vào không gian.
Lắp rèm cửa chống nắng cho khu vực văn phòng với nhiều lợi thế: cản nhiệt trên 90%, giảm 100% tia UV xuyên qua cửa kính ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đồ nội thất. Giảm nhiệt sâu đến 90%, giảm tiêu thụ điện năng làm mát tại văn phòng.
Sử dụng rèm cửa chống nóng khi cường độ ánh sáng cao hoặc kéo ra để lấy ánh sáng vào chiều mát, sáng sớm hay mùa đông. Tuy nhiên, khi sử dụng rèm cửa sẽ ngăn cản 80 - 100% ánh sáng vào không gian, tùy theo chất liệu rèm hoặc độ dày sẽ khiến văn phòng trở nên tối hơn, cần phải sử dụng đèn thắp sáng để làm việc.
Lắp đặt rèm chống nắng cửa kính văn phòng sẽ khác biệt so với rèm nội thất tại gia đình. Chú ý những điểm sau để chọn rèm chống nóng văn phòng phù hợp:
- Xác định loại rèm cửa phù hợp cho kích thước cửa lớn hay nhỏ. Hiện nay, thị trường có nhiều loại rèm cửa chống nắng cho văn phòng: rèm cuốn, rèm lá dọc văn phòng, rèm sáo nhôm, rèm gỗ… Tìm hiểu đặc trưng mỗi loại rèm để lựa chọn phù hợp cho không gian.
- Chất liệu rèm văn phòng đa dạng: vải dày 1 lớp hoặc 2 lớp, lớp nhôm mỏng dẻo, vật liệu lá gỗ mỏng tự nhiên, nhựa PVC dạng bản lá lật… Các loại rèm nhôm, rèm gỗ sẽ có mức giá cao. rèm vải mỏng nhiều lớp và nhựa PVC sẽ có giá thành rẻ hơn cho văn phòng.
- Rèm chống nắng của kính văn phòng cần có màu sắc nhã nhặn, sang trọng phù hợp tạo không gian văn phòng chuyên nghiệp. Thiết kế rèm không quá màu mè, chọn các gam màu đơn sắc, nhã nhặn, hài hòa với màu sơn tường nội thất.
- Chú ý các thông số về khả năng chống nóng, độ xuyên sáng cần thiết cho văn phòng. Các loại rèm có thể điều chỉnh mức độ xuyên sáng 20-30% hay cản sáng đến 100%. Lựa chọn loại rèm có khả năng điều chỉnh mức độ cản sáng, sẽ lý tưởng cho không gian văn phòng, linh hoạt sử dụng cho điều kiện thời tiết khác nhau.
- Chọn mua rèm cửa chính hãng, từ các đơn vị phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng, hiệu quả chống nóng tốt, độ bền cao. Chú ý đo đạc tính toán kích thước rèm phù hợp cho cửa kính văn phòng. Cân đối ngân sách để chọn loại rèm cửa chống nóng văn phòng có mức giá phải chăng.
Giải pháp tăng cường chống nóng cho văn phòng ngày hè
Sử dụng rèm cửa là giải pháp chống nắng hiệu quả cho cửa kính khu vực văn phòng. Với nhiều mẫu rèm chống nắng của kính thiết kế thanh lịch, nhã nhặn, bền bỉ phù hợp cho khu vực văn phòng. Ngoài ra, các giải pháp chống nắng sau đây sẽ hỗ trợ tăng cường làm mát văn phòng mà không cần sử dụng rèm che kín mít:
- Dán phim cách nhiệt cửa kính là giải pháp được sử dụng cho nhiều công trình, ứng dụng vật liệu kính. Phim cách nhiệt Hàn quốc, công nghệ nano ceramic đáp ứng yêu cầu cản sáng, chống tia UV, giảm nhiệt đến trên 60% cho văn phòng. Nhiều loại film cách nhiệt trong suốt, tăng cường độ bền và bảo vệ kính, chống chói, linh hoạt chống nóng kể cả khi không sử dụng rèm. Film chống nóng đảm bảo cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho khu vực văn phòng và vẫn đảm bảo khả năng cách nhiệt cửa kính.
- Sơn phủ chống nóng cho mặt kính. Giải pháp tăng cường lớp chống nóng bề mặt cho cửa kính văn phòng. Phun sơn chống nóng, phản xạ nhiệt, bảo vệ nội thất bên trong, an toàn sức khỏe khỏi tác động của tia tử ngoại (tia UV). Giải pháp sơn chống nóng làm chậm quá trình tăng nhiệt độ của văn phòng, so với loại kính thông thường. Có thể kết hợp sơn phủ chống nóng cho tường ngoại thất, để chống nóng toàn bộ văn phòng hiệu quả.
Sử dụng rèm chống nắng cửa kính giúp ngăn cản đến 90% nhiệt năng truyền qua mặt kính vào không gian văn phòng. Tuy nhiên, rèm chống nắng cũng có những hạn chế như ngăn cản ánh sáng tự nhiên cho không gian, giảm tầm nhìn.
Cần linh hoạt ứng dụng giải pháp chống nóng phù hợp, dán kính cách nhiệt kết hợp với sử dụng rèm chống nắng cửa kính. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho đơn vị chọn loại rèm chống nóng và giải pháp chống nắng phù hợp cho văn phòng chuyên nghiệp.