X

Kính phản quang là gì? Tìm hiểu về đặc điểm của kính phản quang 

Kính phản quang - loại kính được phủ lên bề mặt một lớp hóa chất có công dụng đặc biệt. Khi dùng kính sẽ không cần sử dụng tới biện pháp bảo vệ như những loại kính cường lực trong suốt thông thường. Tuy nhiên, có phải hầu hết mọi không gian đều nên sử dụng kính hay không?

Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn bạn nhé!

Kính phản quang là gì?

Kính phản quang là loại kính cường lực được phủ lên trên bề mặt một lớp hóa chất làm bằng oxit kim loại phản quang. Nó có khả năng phản xạ ánh sáng ngăn tia cực tím, tia tử ngoại khá tốt nhưng vẫn đảm bảo cho ánh sáng truyền được qua kính.

Để nhận biết kính phản quang, bạn có thể soi một ngọn lửa trước kính. Nếu kính đó hiện ra hình ảnh hai ngọn lửa thì đây là kính phản quang. Hoặc bạn có thể sờ tay lên mặt kính nếu bạn thấy dấu vân tay của mình rõ ràng trên kính và không dễ dàng để lau bằng tay thì đây là dấu hiệu nhận biết kính lần hai.

Với đặc tính riêng biệt nên dùng kính phản quang có những lưu ý nhất định. Đó là không dán kính phản quang cách nhiệt, decal hay giấy dán kính lên bề mặt của kính. Bên cạnh đó, hạn chế thấp nhất tình trạng điều hòa thổi trực tiếp lên mặt kính. Đối với các vật dụng dễ cháy thì không nên để gần sát với kính vì nó cản trở quá trình khuếch tán nhiệt.

Các loại kính phản quang hiện nay

Dựa trên công nghệ sản xuất có thể chia làm 2 loại:

  1. Kính phủ cứng – Nhiệt phân: Khi luyện kính ở nhiệt độ khoảng 1200 độ C, kính sẽ được phủ lên lớp hợp chất đặc biệt làm nên đặc tính phản quang. Loại kính này có độ bền vĩnh viễn, dễ dàng gia công cắt, uốn
  2. Kính phủ mềm – phủ chân không: Loại kính này sẽ được phủ lên bề mặt lớp hợp chất bằng phương pháp phủ chân không. Chính vì vậy, kính loại này khó trầy xước và bong tróc lại càng không thể gia công nhiệt hay cắt gọt, uốn như loại trên.

Đặc điểm của kính phản quang

Kính phản quang có nhiều ưu điểm vượt trội được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mặt chức năng. Đây là loại kính phát huy công dụng trong việc phản xạ ánh sáng, ngăn tia tử ngoại, cách nhiệt tốt mà vẫn đảm bảo được độ trong suốt khi người bên trong không gian nhìn ra phía ngoài. Với một số ưu điểm vượt trội hơn so với những loại kính thông thường như ?

1. Màu sắc thay đổi theo độ dày

Việc ghép các loại kính có độ dày khác nhau hoặc nhiều lớp khác nhau sẽ biến đổi màu sắc. Tùy theo số lần ghép mà màu có thể đậm hơn hay nhạt hơn. Dễ thấy là khi đi qua các tòa nhà có dùng kính phản quang chúng ta sẽ thấy màu sắc khác nhau. Kính sẽ tạo nên độ riêng tư cũng như thẩm mỹ so với việc chỉ dùng kính cường lực trong suốt. 

2. Mờ đi sau khi xử lý nhiệt

Nếu như kính cường lực cứng hơn khi được tôi luyện ở nhiệt độ cao thì kính phản quang sẽ bị mờ sau khi xử lý nhiệt. Do lớp phản quang trên bề mặt kính bị tác dụng với không khí. Chỉ có việc phủ chân không thì mới khắc phục được tình trạng mờ đi.

> Có thể bạn quan tâm: Vì sao cửa kính cường lực tự động vỡ?

3. Ngăn tia UV và giảm bức xạ nhiệt

Như đã nêu ở trên, loại kính này có tác dụng ngăn tia UV, giảm thiểu tia sáng có hại truyền qua kính. Một phần nào đó, kính phản quang phát huy công dụng trong việc bảo vệ làn da và sức khỏe của con người. Lớp oxit kim loại phủ trên kính cũng góp phần giảm 25% lượng nhiệt từ bức xạ mặt trời đảm bảo không gian phía trong mát mẻ.

4. Tính thẩm mỹ cao

Kính phản quang có nhiều màu sắc đa dạng từ nhạt đến đậm với các màu như xanh lá cây, xanh da trời, màu ghi,...Tùy vào yêu cầu màu sắc của các công trình hay vấn đề phong thủy mà sẽ lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu. Những ngôi nhà phối kính phản quang thường rất kín đáo và sang trọng. 

Với những yêu cầu về chất lượng ở các công trình thi công khác nhau nên kính cần được đảm bảo chất lượng theo quy định. Tuy nhiên, lựa chọn loại vật liệu này cũng cần xem xét kỹ càng. Bạn chỉ nên dùng kính cho một phần nào đó của công trình để chống nắng, có thể là lắp đặt cửa sổ kính, mặt ngoài công trình, mái che,... Bởi nếu cả không gian bao phủ sẽ biến tòa nhà hay ngôi nhà thành tấm gương phản chiếu ánh sáng, gây nên tình trạng không gian xung quanh nóng bức.

Tóm lại, với những tính năng vô cùng hữu ích như trên, kính phản quang ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình góp phần tạo nên diện mạo mới cho các tòa nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng cửa kính cường lực trong suốt có dán phim cách nhiệt vẫn luôn là chủ đạo. Nó vừa đảm bảo được riêng tư thẩm mỹ cũng như các chỉ số chống nóng, cách nhiệt, cách âm,...gần như tuyệt đối.

>> Xem thêm bài viết:

Khám phá thiết kế mái kính cường lực vừa đẹp sang trọng vừa chống nóng tốt

7 sự cố thường gặp với cửa kính cường lực và cách xử lý