X

Những hệ luỵ sức khoẻ và cách phòng tránh khi thời tiết nắng nóng

Hiện trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, kèm theo đó là thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, khi đấy sức khỏe của chúng ta ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy khi thời tiết nắng nóng sẽ gây ra những nguy hại gì cho sức khỏe và cần làm như thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình.

Hiện trạng biến đổi khí hậu hiện nay có đáng lo ngại?

Khí hậu biến đổi ngày càng theo chiều hướng xấu do các hoạt động công nghiệp, phá rừng - thiên tai, gây nên hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng cao, thời tiết ngày càng oi bức, đỉnh nhiệt đôi khi lên đến 41 - 42 độ C. Và cũng theo dự báo của chuyên gia thì trong vòng năm năm tới nhiệt độ có thể sẽ tăng 1,5 - 2 độ C.

Với điều kiện biến đổi thất thường, thời tiết nắng nóng như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái môi trường cũng như sức khỏe con người.

> Có thể bạn quan tâm: Mức nhiệt khủng khi đỗ xe oto ngoài trời khi không trang bị cách nhiệt

Các vấn đề sức khỏe khi thời tiết nắng nóng và cách phòng tránh

Vào hè nhiệt độ thường tăng cao và là thời điểm xảy ra các mức đỉnh nhiệt, để tránh nóng mọi người thường có tâm thế đi du lịch biển, dã ngoại,... tuy nhiên di chuyển dưới thời điểm nắng nóng lại tiềm tàng vô điều hiểm họa. 

Phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng ra sao, nhiệt độ môi trường xung quanh như thế nào, trong thời gian bao lâu, có đang làm việc nặng nhọc hay không... thì sẽ có các triệu chứng bệnh lý khác nhau xuất hiện và được chia theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng.

> Phát ban do nhiệt độ cao: khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể tạo nên các nốt phát ban đỏ, mề đay và gây ngứa trên da. Các vết ban đỏ sau một thời gian sẽ tự khỏi, nếu cảm thấy quá ngứa bạn có thể dùng kháng sinh liều nhẹ để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Và sau đó nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm cao, đồng thời cũng tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông và gây dị ứng da.

> Phù nề: khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu có xu hướng giãn ra để thải nhiệt và gây phù. Đặc biệt ở các khớp, mắt cá, bàn chân khi thay đổi môi trường một cách đột ngột. Phù nhẹ có thể tự khỏi, nếu lâu ngày không thuyên giảm cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Để hạn chế tình trạng phù thì cũng nên hạn chế di chuyển khi thời tiết nắng nóng.

> Chuột rút: khi cơ thể đang hoạt động với cường độ cao sẽ mất nước, muối khoáng, đồng thời cũng sinh ra một lượng nhiệt, nếu vận động trong thời tiết nắng nóng sẽ thường gây ra các chịu chứng đau bắp thịt đùi và cẳng chân, tạo thành hiện tượng co cơ tạm thời gọi là chuột rút. Đối với trường hợp này chúng ta nên chỉ tập luyện với cường độ nhẹ, hoặc nên tập trong các khu vực có bóng mát.

> Ngất xỉu: tình trạng này thường gặp ở những người đi du lịch, phượt, nghỉ dưỡng vào mùa hè, hay phải ra ngoài nắng nhiều hoặc di chuyển, leo núi, tắm nắng, chơi các bộ môn thể thao cảm giác mạnh... khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất muối và nước. Tình trạng này kéo dài làm lượng nước trong mạch máu giảm, làm giảm huyết áp, đặc biệt nếu đang ở tư thế đứng sẽ giảm lưu lượng máu lên não gây trạng thái ngất xỉu. Nên thực hiện các biện pháp sơ cứu, bù nước, nếu sau 30 phút người bệnh chưa tỉnh nên đưa ngay đến bệnh viện.

> Kiệt sức, uể oải: khi thời tiết nắng nóng cơ thể sẽ tiết ra một lượng mồ hôi khá lớn để làm dịu bề mặt da, tuy nhiên khi đấy một lượng nước và muối khoáng từ cơ thể cũng bị mất đi theo mồ hôi. Khi mất một lượng lớn cơ thể sẽ sinh ra trạng thái mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,... khi đấy cần di chuyển ngay đến nơi có bóng mát, không nên cố gắng tiếp tục các công việc, tiến hành uống nước và bổ sung khoáng chất để cơ thể được phục hồi.

> Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt, làm quá tải hoạt động của trung tâm điều nhiệt. Tình trạng tăng thân nhiệt kéo dài gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ tim mạch, gan, thận, đặc biệt là hệ thần kinh. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều, luôn trang bị đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Sốc nhiệt xe hơi, vấn đề không của riêng ai

Tóm lại các vấn đề sức khỏe nêu trên đều do tác động của nhiệt độ môi trường vì thế ta nên hạn chế tất cả các hoạt động gây mất nước và muối khoáng, tránh di chuyển quá nhiều dưới trời nắng nóng.

Bên cạnh đó là luôn bảo vệ mình bằng cách trang bị vật liệu chống nắng như mũ trùm, váy chống nắng, găng tay, khẩu trang,... Sức khỏe bản thân bạn do bạn nắm giữ nên hãy thật cân nhắc các hoạt động khi thời tiết nắng nóng.

>> Xem thêm bài viết:

Động cơ ô tô sẽ như thế nào trong thời tiết quá nóng?

Lý do bạn không nên đỗ xe ngoài trời nắng gắt