X

Những lưu ý khi làm thủ tục đăng kiểm ô tô

Xe ô tô là phương tiện di chuyển được kiểm soát rất nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo xe đủ điều kiện và tiêu chuẩn để lưu hành. Nhà nước quản lý bằng cách yêu cầu chủ phương tiện phải tiến hành đăng kiểm ô tô, quản lý chất lượng phương tiện, đảm bảo quyền lợi của chính chủ phương tiện.

Quy trình đăng kiểm ô tô có khó không? Chủ xe cần làm những gì? Hồ sơ chuẩn bị như thế nào để được duyệt và cấp đăng kiểm. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và thực hiện các bước đăng kiểm ô tô hiệu quả, nhanh chóng, tránh mất thời gian.

Kinh nghiệm thực hiện đăng kiểm ô tô hiệu quả

Đăng kiểm ô tô là quy trình để chứng minh xe đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn đưa vào vận hành, điều khiển. Trong đó, xe ô tô sẽ được cơ quan đăng kiểm kiểm tra và thẩm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, xe đạt tiêu chuẩn được phép lưu hành.

Trường hợp xe không đạt tiêu chuẩn cần phải sửa chữa, khắc phục để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Đăng kiểm ô tô được quy định trong luật giao thông đường bộ năm 2008.

Quy trình đăng kiểm xe ô tô theo quy định

Quá trình đăng kiểm ô tô, phương tiện được nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt, để đảm bảo tính chính xác, đánh giá chất lượng xe đạt tiêu chuẩn. Các bước và quy trình được thực hiện tại cơ quan chức năng, có thẩm quyền thẩm định chất lượng và cấp đăng kiểm ô tô.

  • Bước 1: nộp hồ sơ đăng kiểm xe, bao gồm: đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tờ khai, đăng kiểm cũ (nếu là xe cũ), chứng nhận đóng phí kiểm định, lệ phí cấp chứng nhận.
  • Bước 2: kiểm tra chất lượng xe, khả năng vận hành an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
  • Bước 3: xe đạt tiêu chuẩn cần đóng phí bảo trì đường bộ.
  • Bước 4: xe sẽ được dán tem đăng kiểm.

Phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô gia đình, ô tô tải chạy đường dài đều cần tuân thủ quy trình các bước và chu kỳ đăng kiểm theo quy định, thường 6 tháng/ lần.

Để quá trình đăng kiểm xe ô tô thuận lợi, chủ phương tiện cần:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan đến phương tiện.
  • Trước khi đăng kiểm, chủ phương tiện nên cho xe đi bảo dưỡng, sửa chữa lỗi, trang bị phụ kiện ô tô tải theo tiêu chuẩn quy định trước đó.

Quy trình kiểm tra đăng kiểm ô tô có rất nhiều hạng mục. Chủ xe cần chú ý những hạng mục quan trọng sau, thực hiện trước khi mang xe đi đăng kiểm lại: phần trên xe, phần dưới xe, hệ thống xả khí thải, phanh nganh và hệ thống điều hướng xe, kiểm tra tổng quát toàn bộ xe…

Phương tiện sau thời gian sử dụng sẽ bị hư hỏng, các chi tiết mà chủ phương tiện ít chú ý đến cần được sửa chữa kịp thời tránh bị từ chối cấp đăng kiểm.

Lưu ý về đặc điểm xe khi đăng kiểm có thể bị từ chối

Ngoài ra, chủ phương tiện cần chủ động kiểm tra phương tiện. Các phụ kiện liên quan đến xe, đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia vận hành. Cụ thể như: dây an toàn, cần gạt nước, kính cách nhiệt an toàn, đèn pha, xi nhan, đèn sườn ô tô

Chủ phương tiện cần hiểu kỹ về yêu cầu quy định kỹ thuật cho từng loại phương tiện. Ví dụ như xe tải, xe đường dài cần trang bị thêm camera hành trình, lắp hộp đen theo quy định…

Chủ xe cũng "KHÔNG NÊN" lắp thêm các chi tiết, thay đổi kết cấu khung xe. Phương tiện được chủ xe trang bị thêm về khung, đèn trước, sau vượt quá kích thước ban đầu 4cm sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Chủ xe vi phạm luật giao thông, nhưng chưa đóng tiền phạt nguội. Yêu cầu chủ xe cần tuân thủ nghĩa vụ nộp phạt để đạt tiêu chuẩn được cấp đăng kiểm.

Cần trang bị phụ kiện nào cho ô tô đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn

Xe ô tô mới mua hay đã qua thời gian sử dụng, đều cần trang bị phụ kiện hỗ trợ. Phụ kiện nâng cao hiệu quả sử dụng, trải nghiệm người dùng trên phương tiện. 

  • Nhiều phụ kiện được quy định trong tiêu chuẩn chất lượng đăng kiểm oto như: camera hành trình - camera lùi, hộp đen thiết bị đồng thời xuất trình giấy tờ liên quan đến thiết bị giám sát hành trình.
  • Phụ kiện kính chắn gió an toàn, cần gạt nước đảm bảo tầm nhìn ổn định khi điều khiển phương tiện trong mọi điều kiện thời tiết. Với phần kính lái, chủ xe nên trang bị thêm phụ kiện film cách nhiệt ô tô, nâng cao tính an toàn, chống nứt vỡ, đồng thời chống nóng cho người ngồi bên trong.
  • Chủ xe cần kiểm tra hệ thống phanh, cần gạt an toàn. Đây là bộ phận quan trọng nhất, thường gặp lỗi cần khắc phục đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Xế hộp mới mua, đạt tiêu chuẩn di chuyển trên đường bộ cần được trang bị đủ phụ kiện ô tô cần thiết, theo quy định của đơn vị quản lý. Đồng thời, chủ phương tiện cũng cần tìm hiểu về điều kiện đăng kiểm ô tô, quy trình, thủ tục cần thiết để tránh tốn kém thời gian.

Trang bị phụ kiện an toàn, soạn thảo hồ sơ đầy đủ cho xế hộp mới. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc/chủ phương tiện khi đi đăng kiểm ô tô theo quy định.

>> Tham khảo: Những lưu ý khi dán mã cho ô tô qua trạm thu phí tự động không dừng