X

Những phụ kiện cửa kính phải có khi lắp đặt

Xuất hiện trong những tòa nhà sang chảnh cho đến những ngôi nhà vô cùng giản dị, cửa kính tạo nên dấu ấn khác biệt cho ngôi nhà. Lắp đặt cửa kính vừa bền đẹp và cũng là xu thế chung trong thiết kế xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, lắp đặt cửa phải có đầy đủ bộ phụ kiện cửa kính thì mới mang lại hiệu quả cao trong sử dụng.

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được “Những phụ kiện cửa kính phải có khi lắp đặt”!

1. Bản lề 

Cửa thì luôn phải đi kèm với bản lề, cửa kính cường lực cũng vậy. Bản lề là phụ kiện cửa kính đi kèm với cánh cửa dùng để cố định khi lắp đặt, giúp cửa kính có thể khép/mở ở những góc độ nhất định một cách dễ dàng mà không hề gặp khó khăn gì. 

Bản lề kính cường lực gồm các bộ phận chủ yếu đó là các ốc vít cố định, nắp đậy inox, vòng bi trục trên, lò xo thủy lực, trục cam bản lề, lò xo thủy lực, vòng bi trục dưới, van điều chỉnh tốc độ, vít điều chỉnh, hộp bản lề, piston bản lề...

Nó sẽ dựa trên nguyên lý hoạt động giảm lực dần đều bằng dầu nên khi lựa chọn bản lề phải dựa trên trọng tải tối đa của cánh cửa. Nếu lựa sai, bản lề bị quá tải sẽ dẫn đến hư hỏng kính.

2. Kẹp kính

Kẹp kính là phụ kiện cửa kính không thể thiếu để hoàn thành quá trình lắp cửa. Nó có khả năng kẹp chặt vào kính một cách chắc chắn nhất mà không phải khoan lỗ trên kính vừa an toàn lại mang tới độ thẩm mỹ cao.

Sử dụng kẹp kính tương thích với bản lề sẽ tạo thành bộ phụ kiện đồng điệu. Cửa kính sẽ có 5 vị trí lắp đặt kẹp chính đó là kẹp dưới, kẹp góc, kẹp trên, kẹp khóa và kẹp ty. 

Khi xét các loại cửa kính khác nhau có các loại kẹp tương ứng:

  1. Kẹp kính cố định là loại kẹp có chức năng liên kết các tấm kính với nhau để tạo nên độ vững chắc cho cánh cửa. Nó giúp quá trình đóng/mở diễn ra thuận lợi.
  2. Kẹp kính cửa lùa, có lẽ đây là loại cửa thông dụng trong các thiết kế nhà kính. Nó thường có độ dày khoảng 10 đến 12 ly, khả năng chịu trọng tải lên đến 100 kg. 
  3. Kẹp kính cửa chính- có trọng tải lên đến 180 kg. Nó được thiết kế nhỏ, gọn và xiết chặt với kính bằng loại ốc lục giác.

3. Khóa sàn cho cửa kính

Khóa sàn cửa kính/khóa chân kính là một loại khóa hình chữ nhật lắp ở chân kính. Nó có công dụng chốt vị trí ở góc dưới của cánh cửa kính cường lực và chốt sẽ ăn sâu xuống mặt sàn nhờ miếng đón bằng inox. Khóa sàn đảm bảo vấn đề an ninh/an toàn cho cánh cửa.

Những ưu điểm của khóa sàn- phụ kiện cửa kính không thể thiếu:

  1. Nhỏ, gọn gàng, tiện lợi và mang tính sang trọng 
  2. Bền bỉ, an toàn nhờ sản xuất bằng công nghệ cao
  3. Chất liệu khóa chủ yếu là hợp kim nhôm và inox nên đảm bảo tuổi thọ lâu dài trong quá trình sử dụng. 

Ngoài ra, dùng khóa sàn cần có những lưu ý nhất định, đó là phải thường xuyên tra dầu và kiểm tra ổ khóa để tránh hư hại. Ngoài ra, bạn cần mở khóa đúng chiều nhằm tránh việc khóa bị lờn và hỏng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại khóa sàn nhập khẩu uy tín, chất lượng từ Thái Lan, Hàn Quốc,... để khách hàng tha hồ chọn lựa.

4. Tay nắm cửa kính cường lực

Tay nắm/ tay cầm cửa chính là một trong những phụ kiện cửa kính không được thiếu. Tay nắm sẽ có hai phần đối xứng nhau và bắt cố định vào cửa kính. Nó không những giúp cho quá trình đóng mở dễ dàng mà còn làm đẹp cho không gian nội, ngoại thất của công trình.

Với nhiều mẫu mã đa dạng, thiết kế sang trọng của phụ kiện cửa kính tay nắm giúp cho người mua dễ lựa chọn. Tay nắm có nhiều chất liệu (đá, inox, mạ vàng, vân gỗ) và giá cả tùy thuộc vào chất liệu sản phẩm.

Đặc điểm của một số loại tay nắm chủ yếu hiện nay:

  1. Tay nắm inox: Có công dụng chống rỉ, ăn mòn trước mọi điều kiện thời tiết. Đây có lẽ là loại phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng nhất
  2. Tay nắm vân gỗ: Mang lại nét cổ điển pha hiện đại với nhiều kiểu dáng khác nhau trông bắt mắt.
  3. Tay nắm mạ vàng: Luôn thể hiện sự giàu có, đẳng cấp của gia chủ và được mọi người ưa chuộng. Loại này khá đắt đỏ nên thường những ai thật sự có điều kiện mới sử dụng.

Tóm lại, lắp cửa kính cần rất nhiều phụ kiện khác nhau nhưng bản lề, kẹp kính, khóa sàn và tay nắm chính là 4 phụ kiện cửa kính nhất định phải có để cho một cánh cửa hoạt động trơn tru. 

>> Xem thêm bài viết:

4 kinh nghiệm chọn cửa sổ kính bền đẹp cho ngôi nhà

Mẹo vệ sinh phim cách nhiệt dán kính cửa sổ chỉ trong 20 phút

Khắc phục nhược điểm của kính bằng phim cách nhiệt