X

Cách xử lý ô tô cảnh báo quá nhiệt khi đang di chuyển

Ô tô là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều hệ thống, góp phần tạo nên khả năng vận hành, di chuyển êm ái của xe. Động cơ là phần quan trọng, được ví như trái tim của xe khi có tác dụng truyền chuyển động đến hệ thống bánh răng khớp nối, bánh xe… giúp xe di chuyển. 

Tuy nhiên, khi di chuyển trong thời gian dài thì phần động cơ ô tô bị nóng. Xe sẽ phát cảnh báo quá nhiệt báo hiệu bạn cần cẩn trọng và xử lý kịp thời để hạ nhiệt xe. Vậy khi xe có cảnh báo quá nhiệt thì cần xử lý như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ là thông tin hữu ích cho trường hợp này.

Tổng hợp nguyên nhân động cơ xe ô tô bị quá nhiệt

Hiện tượng ô tô bị quá tải nhiệt diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt với đặc điểm thời tiết nắng nóng, nhiệt đới gió mùa của nước ta. Động cơ ô tô bị quá nhiệt có thể nhận biết khi:

  • Đồng hồ đo nhiệt độ động cơ ở mức H (hight) mức vạch đỏ báo động. 
  • Có dấu hiệu hơi và khói bốc ra từ mui xe, có mùi khét bốc ra từ phần mui.
  • Nặng hơn có thể khiến xe bị chết máy, động cơ ngừng hoạt động. 

Động cơ bị quá nhiệt ở các dòng xe mới mua sẽ gặp khá ít. Tuy nhiên, với xe sử dụng trong thời gian dài hoặc đã lâu chưa được bảo dưỡng thì vấn đề này sẽ rất dễ gặp phải. Nguyên nhân khiến động cơ xe hơi bị quá nhiệt có thể do:

  • Xe đậu đỗ ở ngoài trời trong thời gian quá lâu, nhiệt độ cao. Bức xạ nhiệt hấp thụ qua nắp ca-po làm nóng động cơ, khiến xe di chuyển 1 quãng ngắn đã bị tăng nhiệt nhanh.
  • Xe di chuyển đường dài, liên tục, với nhiều thiết bị tiêu thụ điện trên xe. Xe di chuyển dài trên đường bị kẹt, tắc nghẽn ở ngoài trời trong thời tiết nóng.
  • Bộ phận làm mát xe không hoạt động hiệu quả, xe lâu ngày chưa được bảo dưỡng, vệ sinh kiểm tra. Hệ thống thông gió bị hỏng, hư hại, chất làm mát bị ngưng tụ… khiến nhiệt độ không được thoát, đối lưu làm mát động cơ.
  • Mức dầu động cơ thấp cũng là nguyên nhân khiến động cơ tăng nhiệt nhanh hơn. Dầu động cơ góp phần làm mát 70-80% nhiệt lượng từ động cơ, tác dụng bôi trơn, giảm ma sát giữa các chi tiết phát sinh nhiệt.

Lưu ý, động cơ xe bị quá nhiệt lâu trong thời gian dài và thường xuyên sẽ làm hư tổn phần động cơ, khiến xe vận hành không còn êm ái, khởi động chậm… Thực chất, động cơ ô tô sẽ có độ bền và tuổi thọ cao, nhưng lại hoạt động kém trong môi trường nhiệt độ cao. Do vậy, cần bộ phận làm mát để động cơ hoạt động ổn định, không bị chết máy.

Hướng dẫn cách xử lý khi xe đang di chuyển nhưng động cơ bị quá nhiệt 

Nhiều người lái xe lần đầu gặp tình trạng động cơ xe hơi bị quá tải nhiệt nhưng không biết cách xử lý như thế nào. Trong trường hợp này bạn không nên mất bình tĩnh để tìm cách xử lý tốt nhất. Một số cách xử lý động cơ ô tô quá nhiệt hiệu quả:

  • Tắt điều hòa ô tô, đồng thời mở cửa xe để giảm tải cho ắc quy và phần động cơ. Lưu ý, xe hơi nên dán film cách nhiệt kính lái, chống nóng, giảm sử dụng điều hòa ảnh hưởng đến ắc quy và động cơ, đồng thời chống sốc nhiệt bảo vệ ô tô hay người sử dụng phương tiện hiệu quả.
  • Bật chế độ sưởi hay quạt gió - có tác dụng hút bớt hơi nóng từ phần động cơ vào khoang xe, sẽ giúp động cơ được làm mát và hạ nhiệt nhanh hơn.
  • Nếu bạn đang di chuyển, có thể thực hiện thao tác rồ ga và chuyển về số N hoặc P. Thao tác này có tác dụng kích thích máy bơm nước và quạt tăng khó làm mát cho động cơ. Lưu ý, hạn chế phanh xe liên tục phát sinh ma sát và nhiệt lượng làm nóng xe.
  • Nếu trường hợp động cơ xe không thể hạ nhiệt bằng những cách trên khi đang di chuyển. Tốt nhất bạn nên tạt vào lề đường, dưới bóng râm và mở nắp capo cho động cơ tự hạ nhiệt. Chú ý, để 1 lúc cả mở nắp capo, tránh khí nóng sộc ra gây bỏng hoặc nguy hiểm. Thời gian làm nguội tự nhiên sẽ mất từ 20-30 phút.
  • Bổ sung nước làm mát, sử dụng nước khoáng, nước lọc để làm mát động cơ. Quan sát bình chứa nước làm mát và bổ sung vào. Lưu ý đeo găng tay và đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với động cơ đang quá tải nhiệt. Tuyệt đối không thêm nước làm mát vào bộ tản nhiệt đang ở nhiệt độ cao - tráng gây sốc nhiệt gây nứt vỡ đường ống.

Động cơ ô tô hoạt động lâu dài sẽ gặp tình trạng quá nhiệt hay do tác động thời tiết, nhiều lúc bộ phận làm mát hoạt động không hiệu quả. Chủ phương tiện cần có biện pháp phù hợp để bảo dưỡng ô tô, kiểm soát xe trong tình trạng ổn định.

>> Xem thêm bài viết:

Động cơ ô tô sẽ như thế nào trong thời tiết quá nóng?

Nguyên lý hoạt động của ô tô và những điều cần tránh để bảo vệ xe