Mái che giếng trời được áp dụng rất nhiều trong các thiết kế nhà phố, biệt thự, căn hộ chung cư bởi những lợi ích tuyệt vời của nó. Nếu bạn đang muốn sở hữu một căn nhà có thiết kế mái che giếng trời thì bài viết này chính xác là thứ bạn cần.
Nanofilm sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kinh nghiệm thiết kế mái che giếng trời vừa an toàn vừa thẩm mỹ nhé!
Vài nét về thiết kế nhà có mái che giếng trời
Mái che giếng trời thường được thiết kế theo phương thẳng đứng, có khoảng không thông từ tầng một đến mái của nhà ở, tòa nhà cao tầng. Nếu biết cách thiết kế sử dụng giếng trời cho căn nhà vừa giúp đón sáng, thông thoáng khí, tăng tính thẩm mỹ và tạo tính phong thủy.
Đặc biệt những công trình nhà ở có diện tích khiêm tốn, không sân vườn thì càng nên sử dụng giếng trời để trông ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát hơn.
Những căn nhà phố, chung cư cao tầng nếu có thiết kế hình trụ vuông vức thông thường sẽ rất bí bách, ngột ngạt. Giải pháp giếng trời giúp tạo nên những căn nhà hình ống, mở luồng thông khí từ dưới lên trên đón nhận ánh sáng và không khí bên ngoài tạo nguồn sinh khí cho cư dân thoải mái sinh sống. Đồng thời đây cũng là giải pháp nghệ thuật tuyệt vời vô cùng hiện đại.
Theo quan niệm phong thủy, nhà có sự lưu thông không khí và nhận được ánh sáng tự nhiên sẽ giúp sức khoẻ gia chủ cải thiện, đường tài lộc rộng mở, gia đình an vui mạnh khoẻ. Bởi thế phần lớn các căn hộ ngày nay đều ưa thích sử dụng thiết kế mái che giếng trời.
Mái che giếng trời có cấu tạo 3 phần: miệng giếng, thân giếng và đáy giếng. Đáy giếng thường được đặt ở tầng 1, giếng trời theo chiều cao ngôi nhà kéo dài lên đến đỉnh hay còn gọi là miệng giếng. Tạo lối lưu thông không khí, ánh sáng đến tận tầng cuối cùng của căn nhà.
Miệng giếng được lắp đặt khung sắt hoặc bê tông che đi bởi lớp kính cường lực, tôn bạt hoặc mái ngói để tránh mưa hắt vào. Thiết kế mái che giếng trời cũng chính là cách để gia chủ tạo điểm nhấn đặc biệt cho căn nhà mình.
Kinh nghiệm thiết kế mái che giếng trời an toàn thẩm mỹ cao
Đầu tiên, điểm hạn chế dễ nhận thấy nhất của mái che giếng trời chính là khả năng khuếch đại âm thanh. Khi bạn đứng ở miệng giếng hoặc đáy giếng nói to, cấu tạo giếng trời sẽ làm âm thanh khuếch đại lên, tạo tiếng vang vang dội ngược lại gây khó chịu cho người sử dụng.
Bởi vậy kinh nghiệm đầu tiên khi thiết kế kiểu nhà hình ống này là cần tìm giải pháp cản âm tốt ví dụ xây tường dày hoặc trồng cây xanh nơi đáy giếng, trồng dây leo tường,...
Thứ hai, thông thường khi thiết kế mái che cho giếng trời sẽ phải chú ý tới bố cục khoa học giúp thoát nước dễ dàng hoặc chống nước tràn vào ngay từ trên mái. Nếu không để tâm phần này, làm nước tràn vào quá nhiều dễ làm căn nhà bị ẩm mốc, hư hại.
Nhiều người lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước dưới đáy hoặc thiết kế phần mái che giếng trời hứng ít nước mưa, có người lại xây dựng cả bể cá sơn thủy nhỏ dưới đáy giếng để nếu có mưa thì nước sẽ rơi thẳng xuống bể tạo điểm nhấn cảnh quan.
Thứ ba, ánh nắng mặt trời rọi thẳng vào có mặt ưu đã kể trên nhưng cũng có mặt khuyết. Các tia có hại UV, IR làm đồ đạc nhanh chóng biến dạng, cong vênh, phai màu, tuổi thọ giảm.
Ngay cả sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng theo thời gian nếu tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím và chịu nhiệt độ nóng trong thời gian dài. Kinh nghiệm khắc phục điều này là thiết kế mái che điều tiết ánh sáng khoa học hoặc dán phim chống nóng giếng trời cho mái che bằng kính.
Thứ tư, tất cả những vị trí tiếp giáp hành lang, cửa của căn nhà với giếng trời cần có lan can kiên cố bảo vệ để tránh gia chủ không cẩn thận trượt chân té xuống. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ con, nên lắp lan can cao và có mắt lan can nhỏ để tránh trẻ nhỏ trèo hoặc chui qua rớt xuống.
Thứ năm, nếu dưới đáy giếng không phải khu vực trang trí như hòn non bộ, cây cối xanh hay bể cá cảnh mà là khu vực có nhiều người qua lại như bàn ăn, giường ngủ, nơi sinh hoạt,...thì không nên treo đèn chùm để tránh đèn rơi xuống gây tai nạn cho người sử dụng.
Thứ sáu, không nên trang trí quá rườm rà khu vực giếng trời bởi sẽ gây rối mắt cho người nhìn và hạn chế mục đích chính là giúp căn nhà thông thoáng.
Thứ bảy, nếu ngôi nhà đã đủ thông thoáng, mát mẻ và không có đủ diện tích thì tốt nhất nên cân nhắc việc thiết kế giếng trời. Việc sử dụng giếng trời không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt.
Mái che giếng trời đem lại một vẻ đẹp quyến rũ, tinh tế cho căn nhà. Nếu biết cách thiết kế loại bỏ được những hạn chế trên, bạn sẽ không còn phải lo lắng vấn đề gì nữa. Làm theo những kinh nghiệm Nanofilm mách bạn trên đây, để triệt để loại trừ khuyết điểm của mái che giếng trời nhé!
>> Tham khảo thêm: Biến mái kính sân thượng thành nơi xả stress lý tưởng nhờ film dán cách nhiệt