X

Nguyên nhân và cách xử lý khẩn cấp khi ô tô bị mất phanh, mất lái

Ô tô được đánh giá là phương tiện di chuyển an toàn, che chắn bảo vệ người dùng dưới tác động môi trường, sự cố bất ngờ. Tuy nhiên, để ô tô vận hành hiệu quả, an toàn yêu cầu xe cần được bảo dưỡng định kỳ, trang bị thêm phụ kiện xe ô tô hỗ trợ.

Nhiều trường hợp xe ô tô bị mất phanh, dẫn đến mất lái gây nguy hiểm cho người ngồi bên trong. Trường hợp này thường khiến nhiều tài xế thiếu kinh nghiệm run sợ và điều khiển mất lái gây tai nạn. Kinh nghiệm dưới đây chia sẻ cách xử lý khi ô tô bị mất phanh, giúp các tay lái mới vững tay lái hơn khi gặp sự cố bất ngờ.

Nguyên nhân khiến ô tô bị mất phanh, mất lái

Phanh xe ô tô là hệ thống an toàn, đặc biệt quan trọng giúp kiểm soát tốc độ, dừng xe an toàn. Việc xe bị mất phanh thường gây ra nhiều tai nạn, sự cố đáng tiếc.

Khá nhiều trường hợp ô tô bị mất phanh diễn ra, gây nguy hiểm, nguyên nhân do đâu?

  • Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là má phanh bị mòn, cháy. Do quá trình di chuyển đường dài, phanh xe liên tục, xe di chuyển đường đèo với tần suất cao dẫn đến mòn và cháy má phanh. Trường hợp này, người điều khiển đạp phanh xe cũng không có tác dụng.
  • Nguyên nhân thứ 2 do mất áp suất dầu phanh, không đảm bảo để má phanh áp vào đĩa phanh, tạo đủ áp lực cho quá trình phanh xe diễn ra. Áp suất dầu phanh mất có thể do đường ống dẫn dầu phanh bị vỡ, dẫn đến giảm áp suất. Tuy nhiên, trường hợp vỡ đường ống dẫn dầu phanh khá hiếm, do kết cấu chắc chắn, chịu lực tốt. 
  • Một nguyên nhân khác dẫn đến mất áp suất dầu phanh là do dầu phanh sôi lên, nhiệt độ cao dẫn đến mất áp suất ban đầu. Với trường hợp này cần để dầu phanh nguội để sử dụng lại phanh.

Có thể thấy, tình trạng mất phanh xe, dẫn đến mất lái có thể kiểm soát được bằng cách bảo dưỡng xe định kỳ. Bộ phận phanh xe cần được kiểm tra trước mỗi chuyến hành trình dài, di chuyển đường dốc hay định kỳ 2 tháng/ lần.

Hiện nay, xe ô tô sử dụng phanh ABS có đèn báo tình trạng phanh. Chủ phương tiện cần chú ý, kiểm tra và bảo dưỡng ô tô tránh sự cố đáng tiếc, nguy hiểm khi di chuyển trên cao tốc hay đường đồi núi.

Cách xử lý khi ô tô bị mất phanh ai cũng phải biết

Xảy ra sự cố mất phanh xe và mất lái là điều đáng tiếc không ai mong muốn. Với những tài xế có kinh nghiệm, việc xử lý khi ô tô mất phanh cũng khá nguy hiểm nhưng sẽ bình tĩnh hơn khi gặp sự cố. Dưới đây là một số kinh nghiệm được tài xế chia sẻ, cách xử lý ô tô bị mất phanh khá hiệu quả, có thể áp dụng.

Cách #1 

Trường hợp thấy dấu hiệu xe bị mất phanh, cần dậm mạnh chân phanh nhiều lần, để ép hết không khí ra khỏi dầu phanh, đường ống. Xe có hệ thống phanh ABS sẽ kích hoạt khi thấy dấu hiệu chân phanh dậm sát sàn. Nếu may mắn, chân phanh sẽ hoạt động trở lại.

>> Xem thêm: Các tính năng an toàn trên ô tô giúp hạn chế tai nạn

Cách #2 

Trường hợp chân phanh không hoạt động trở lại khi đã xử lý như cách trên. Yêu cầu người lái xe cần bình tĩnh để xử lý cho từng dòng xe. 

  • Với xe số sàn: Thực hiện kéo phanh tay với 1 lực nhỏ vừa phải, tránh để phanh khóa bánh sau. Đồng thời đạp côn để ra số N. Trường hợp này, tốc độ xe sẽ tăng mạnh, vọt nhanh nên yêu cầu về số cần nhanh. Dậm chân ga để đảm bảo tốc độ, dồn côn về số 2 rồi về số 1. Lúc này, ở số 1 xe đi với tốc độ chậm, người điều khiển táp xe vào lề và kéo mạnh phanh tay để dừng lại.
  • Với xe số tự động: sẽ khó khăn hơn để đưa xe về số nhỏ, do các dòng xe số tự động thường tự nhảy số. Trường hợp này nên kéo phanh tay và đánh lái ziczac qua lại - có nhiệm vụ kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD để giảm tốc độ xe. Lúc này bạn có thể thao tác trả về số nhỏ và sử dụng phanh tay để dừng lại khi xe về số 1.

Cách #3 

Trường hợp cách trả về số nhỏ không hiệu quả, người điều khiển cần tiến hành điều khiển xe sát vách núi, taluy, rào chắn bên đường, vật cản để làm chậm xe lại. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm xe của bạn bị hư hỏng nặng. Lưu ý, cần bình tĩnh khi xe bị mất lái và không xử lý được, ra hiệu cho phương tiện bên cạnh để đảm bảo an toàn và được hỗ trợ giảm phanh cần thiết.

Tổng kết

Để đảm bảo ô tô vận hành êm, an toàn, chủ phương tiện cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho xe. Phanh, chân ga là những bộ phận quan trọng cần được kiểm tra, đảm bảo khả năng vận hành trơn tru, tránh sự cố nguy hiểm. 

Hy vọng chia sẻ trên đây về cách xử lý khi ô tô bị mất phanh, sẽ hữu ích cho bạn đọc trong các tình huống bất ngờ. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn cần chăm sóc, bảo dưỡng xe tốt, giữ vững tinh thần tránh mất lái, giúp việc lái xe an toàn.